Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Cả nước ta đang trong không khí háo hức với nhiều hoạt động đón chào 74 năm ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Để tưởng nhớ mốc lịch sử vinh quang trong lịch sử ấy, tất cả các dân tộc trên cả nước đều có những hoạt động hưởng ứng về thành quả của cách mạng do Bác và Đảng đã vinh quang lãnh đạo, đồng thời ôn lại những kỷ niệm lịch sử hào hùng ấy để thấy rõ giá trị của độc lập và tự do, để con dân Việt Nam có ý thức trách nhiệm hơn trong công cuộc gìn giữ và phát triển đất nước ngày càng vững mạnh.

Đôi nét về ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9-1

Vào năm 1945, khi chiến tranh Thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Tại châu Âu, vào đêm 8/5/1945, phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ở châu Á, ngày 14/8/1945 phát xít Nhật cũng hạ vũ khí đầu hàng Đồng minh. Lúc này quân Nhật đang chiếm đóng Đông Dương đã bị rơi vào thế tuyệt vọng, hoang mang tột cùng.

Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp đang lăm le dựa vào Đồng minh nhằm khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.

Trong bối cảnh đó, cách mạng đang đứng trước tình thế phải một mình đối phó với nhiều thế lực trong và ngoài nước. Mặc dù vậy nhưng khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao, khắp nơi nổ ra các cuộc mít tinh, biểu tình với hàng nghìn người tham gia. Đông đảo quần chúng sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa, ủng hộ Việt Minh và giành lại chính quyền.

Xem Thêm  Những câu chúc tết của nhà Phật, chúc xuân Phật giáo 2020

Cũng trong tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời.

23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân cả nước đã đồng loạt đứng dậy và tổng khởi nghĩa để giành chính quyền.

Từ ngày 14 đến ngày 18/8, các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, hầu hết các tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Hội An, Quảng Nam, Khánh Hòa…. lần lượt nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 17/8 một số vùng ngoại ô Hà Nội đã khởi nghĩa giành thắng lợi. Trước khí thế cách mạng của quần chúng thủ đô dâng cao, chính quyền bù nhìn không dám chống cự, quân Nhật không dám can thiệp. Ủy ban khởi nghĩa quyết định khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8/1945.

Xem Thêm  Cách chọn màu son phù hợp đi chơi Noel

Sáng 19/8/1945, hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng. Tất cả tập trung trước Nhà hát lớn. Đúng 11 giờ, Ủy ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền…Tối 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi

Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu…

Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre… Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn.

Chiều 30/8/1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Ngọ Môn (Thừa Thiên – Huế) trước hàng vạn quần chúng, Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, nộp ấn, kiếm cho phái đoàn Chính phủ lâm thời, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

Chiều ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước sự chứng kiến của hàng triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuyên ngôn độc lập đã tiếp nối truyền thống hào hùng, bản anh hùng ca của dân tộc trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.

Ngày 2 tháng 9 đã trở thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh của đất nước. Đó là mốc thời gian đánh dấu ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 như một mốc son chói lọi trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Xem Thêm  Bài khấn cúng tất niên chuẩn nhất

Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử dân tộc. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập, nhân dân từ nô lệ trở thành người độc lập, tự do, làm chủ đất nước. Thắng lợi này đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước châu Á và châu Phi.

Khi Việt Nam được trả tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

Trong suốt hàng chục năm qua, lời tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vang vọng và tồn tại mãi trong trái tim của biết bao đồng bào, dân tộc Việt Nam, đó là niềm kiêu hãnh và tự hào của dân tộc ta. Tinh thần bất diệt của Cách mạng tháng Tám, chủ nghĩa yêu nước nồng nàn và tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do của Người không ngừng được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới trong mọi thời đại. Xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài Liên Quan: