Trung thu ngày mấy 2019? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung thu là ngày lễ không còn xa lạ gì đối với hầu hết những người Việt Nam. Vào ngày Tết Trung thu, trẻ em thường rước đèn và nô đùa khi trăng tròn, người lớn thì phá cỗ, thưởng nguyệt. Vậy tại sao vào ngày này người ta lại có những hoạt động như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tết trung thu 2019 ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung thu để hiểu rõ về ngày lễ này nhé.

Tết Trung thu 2019 ngày mấy?

Trung thu ngày mấy 2019? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu-1

Tết Trung thu hàng năm được tổ chức vào ngày 15 (rằm) tháng 8 âm lịch, đây còn được gọi là ngày Tết Thiếu nhi. Vào ngày này mỗi gia đình sẽ bày cổ và trang trí mâm cỗ tùy theo sở thích và thói quen. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu cũng là lúc cả gia đình cùng nhau phá cỗ, vây quần bên nhau để thưởng thức hương vị Tết Trung thu.

Mâm cỗ để cúng trăng và tế trời đất, cầu mong cuộc sống an lành, mùa màng bội thu, con cháu gia đình đoàn viên. Vào đêm rằm Trung thu cũng là lúc mọi người hân hoan, người lớn thưởng nguyệt ngắm trăng, trẻ em thì tổ chức rước đèn, xem hội múa lân và hát hò những bài hát chủ đề Trung thu và cùng ăn cỗ.

Đồ chơi trẻ con trong ngày Tết Trung thu ngày xưa thường là những lồng đèn làm bằng giấy với hình dáng đa dạng theo chủ đề các con vật, hoa lá,… đặc biệt là đèn lồng ông sao. Cho đến những năm sau này, điều kiện kinh tế phát triển trẻ em mới được chơi những đồ chơi được làm bằng nhựa, kim loại, điện,…

Tết Trung thu 2019 diễn ra vào ngày 13/9/2019 (dương lịch)

Nguồn gốc Tết Trung thu

Trung thu ngày mấy 2019? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu-2

Trung thu là giữ mùa thu. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có từ bao giờ, cũng không sử tích biết rõ về gốc tích của ngày lễ này.

Theo câu chuyện được người xưa truyền lại thì Tết Trung thu bắt nguồn từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Vào một đêm rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn, trong khi đang ngự chơi vườn Ngự Uyển nhà vua gặp được một vị tiên giáng trần dưới hình hài một ông lão đầu tóc bạc phơ. Vị tiên này đã hóa phép tạo nên một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất. Nhà vua trèo lên cầu vồng đi thẳng đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Khi trở về trần gian, vua vẫn lưu luyến cảnh đẹp cung trăng đầy thơ mộng ấy và nhà vua đã quyết định đặt ra ngày Tết Trung thu.

Xem Thêm  Ngày vía thần tài 2020 là ngày nào? Nên cúng gì? Mua gì?

Ở Việt Nam, truyền thuyết Tết Trung thu gắn liền với chị Hằng và chú Cuội. Tích xưa kể rằng, ngày đó có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga rất xinh đẹp và yêu thương trẻ con. Nàng mong một lần được xuống trần gian chơi đùa cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Cho đến một ngày Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga đã giáng trần để học cách làm bánh ngon. Lúc ấy, Hằng Nga đã gặp được chú Cuội – một anh chàng chuyên gia nói dối. Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh chính là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng thật bất ngờ, khi chiếc bánh được hoàn thành có mùi thơm phức, khi các em nhỏ ăn đều khen ngon và thích thú. Hằng Nga liền mang những chiếc bánh này về cung trăng để dự thi.

Cuội lúc ấy lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm tay nàng và có một sức mạnh kỳ lạ kéo cả Cuội và cây đa đầu làng lên cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội chỉ có thể ngắm nhìn bọn trẻ vui đùa trong sự cô đơn và buồn bã.

Sau khi Hằng Nga dâng bánh dự thi đã được rất nhiều người yêu thích hương vị của nó và đoạt giải nhất, được Ngọc Hoàng đặt cho cái tên là “bánh Trung thu”. Nàng đã cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng cùng Cuội được xuống trần gian chơi đùa cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng tám hàng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng tám là “Tết Trung thu”, đây là ngày vui chơi của các em nhỏ.

Xem Thêm  Lịch nghỉ lễ chính thức 30/4 và 1/5 năm 2018

Hàng năm, cứ đến rằm tháng tám, người ta tổ chức rước đèn, múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm chú Cuội, chị Hằng, đàn thỏ xuống mặt đất để liên hoan vui chơi.

>>> Xem thêm: Cách làm bánh trung thu dẻo nhiều màu sắc

Ý nghĩa Tết Trung thu và các phong tục trong ngày lễ này

Trung thu ngày mấy 2019? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu-3

Theo phong tục người Việt, cứ vào mỗi đêm Tết Trung thu, người lớn sẽ bày cỗ cho các con để ăn mừng Trung thu. Trẻ em sẽ được sắm sửa đủ thứ lồng đèn được thắp bằng nến để treo trong nhà và cùng nhau rước đèn. Nhiều nơi có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt.

Trong mâm cỗ ngày rằm không thể thiếu bánh Trung thu. Món bánh Trung thu đã trở thành món ăn đặc trưng và không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Trung thu, đây được xem là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Theo thông lệ thì bánh trung thu sẽ có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Ban đầu bánh Trung thu có hình tròn tượng trưng cho sự đoàn kết, sau đó dần biến dạng thành hình vuông. Khi ăn bánh trung thu sẽ được cắt bằng với số thành viên trong gia đình, miếng bánh càng đều gia đình sẽ càng hạnh phúc, thuận hòa.

Xem Thêm  Cách vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân

Vào ngày Tết Trung thu rằm tháng 8 cũng chính là dịp để các con cái hiểu được sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ, điều này khiến cho tình cảm gia đình sẽ càng khăng khít. Cũng trong dịp này nhà nhà mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác, vừa để tri ân vừa tỏ lòng thành kính, yêu mến.

Những hoạt động múa lân, múa sư tử trong dịp Tết Trung thu có ý nghĩa cầu mong những điều tốt lành sẽ đến. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và dịp này. Theo ghi chép phong tục thời xưa, con trai con gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm Trung thu. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

Tế Trung thu ngoài ý nghĩa vui chơi thì nó còn là dịp để người ta ngắm trăng và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

>>> Xem thêm: Những lời chúc trung thu hay, ý nghĩa nhất

Là người Việt Nam chắc chắn ai cũng biết Tết Trung thu ngày mấy tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết ý nghĩa của ngày lễ này. Tết Trung thu còn là ngày gắn kết tình cảm gia đình cho nên đây chính là dịp để con cái bày tỏ tình yêu, lòng biết ơn và báo hiếu của mình dành cho cha mẹ trong ngày đặc biệt ý nghĩa này.

Bài Liên Quan: