Triệu chứng và cách trị táo bón khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai do rối loạn chức năng đường ruột nên nhiều mẹ bầu thường mắc phải chứng táo bón. Những mẹ bầu khi mang thai bị táo bón rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Khi bị táo bón bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sẩy thai. Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Vậy làm thế nào để điều trị chứng táo bón khi mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo bào viết sau đây nhé!

Triệu chứng và cách trị táo bón khi mang thai

1.Dấu hiệu táo bón khi mang thai

Triệu chứng và cách trị táo bón khi mang thai-1

Táo bón thai kỳ khi bạn có bất kỳ hai trong số những triệu chứng sau đây trong ít nhất 12 tuần nhưng không cần liên tục trong vòng 12 tháng trước đó, ví dụ như:

– Căng thẳng trong thời gian đi tiêu của bản thân.

– Phân biểu hiện cứng và khô

– Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn, bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở.

– Triệu chứng đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần

2.Cách điều trị táo bón khi mang thai

Triệu chứng và cách trị táo bón khi mang thai-2

-Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan có trong rau xanh và củ quả sẽ giúp tình trạng táo bón giảm hẳn. Số lượng chất xơ được chuyên gia khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày trong khi mang thai là là 25-28 gram/ ngày.

Xem Thêm  Đàn ông ăn gì để sinh con trai và có nhiều tinh trùng Y

-Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể vì điều này có thể giúp bạn có thể tránh và điều trị táo bón.

-Tập thể dục thường xuyên và vận động nhiều với các bộ môn như bơi lội, đi bộ, yoga và các bài tập nhẹ nhàng để khống chế cân nặng là các giải pháp tốt khi mang thai.

-Bạn có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân vì chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử  dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.

-Dung dịch thụt tháo và nhét hậu môn, các loại dầu bôi trơn cũng là một giải pháp nhưng chỉ nên được sử dụng khi có sự giám sát và hướng dẫn y tế.

-Loại trừ các bệnh khác có thể gây ra táo bón trong thai kỳ cũng rất quan trọng bởi bệnh tiểu đường thai kỳ, chứng nôn nghén, trĩ hoặc nhược giáp,… đều có thể dẫn tới khả năng xảy ra táo bón.

Wikicachlam

Bài Liên Quan: