Có thể nói nấc cụt là một trong những triệu chứng thường hay gặp khi trẻ trong giai đoan 3 tháng đầu sau khi sinh. Đây là một biểu hiện sinh lý binhg thường khi trẻ uống sữa quá no,…tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết rõ nguyên nhân và cách chữa nấc cụt nhanh, hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh. Sau đây Wiki Cách Làm sẽ mách nhỏ các mẹ một số bí quyết hay về việc trẻ sơ sinh bị nấc hết nhanh chóng mà rất an toàn cho trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa hiệu quả, an toàn
1. Nguyên nhân gây nên nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do sự co thắt không theo tính tự chủ của trẻ, từ đó làm ngắt quãng ở cơ hoành, từ đó làm cho luồng khí hít vào bị ngưng đột ngột, và thanh môn bị đóng một cách bất ngờ.
– Do việc uống sữa không hợp lý cũng làm nên triệu chứng nấc cụt ở trẻ, bởi lượng sữa cung cấp vào quá nhiều làm hệ tiêu hóa hoạt động bị ngưng trệ không thông ảnh hưởng đến khí cơ làm tăng giảm thất thường làm trào ngược khí quản.
– Việc trẻ bú sữa nhanh cũng là nguyên nhân gián tiếp làm nên hiện tượng nấc cụt ở trẻ. Khi trẻ bú lượng sữa vào cơ thể nhiều và nhanh sẽ làm sữa ngưng tụ lại trong dạ dày, không tiêu hóa kịp.
– Biểu hiện nấc cụt ở trẻ cũng có thể do thời tiết quá lạnh và vui đùa hơi nhiều,…thông thường biểu hiện này kéo dài trong vài phút nếu mẹ biết cách xử lý kịp thời và nhanh chóng hiệu quả tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ vì nếu trẻ nấc cụt quá nhiều sẽ dễ gây ói và nôn chớ trào ngược.
2. Cách chữa triệu chứng nấc cụt ở trẻ an toàn và hiệu quả
Để giúp trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh, mẹ cần có những giải pháp chữa nấc cụt ở trẻ thật đúng cách tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu đời. Vì cơ thể bé chưa được phát triển hoàn chỉnh, cho nên mẹ cần có những cách chữa an toàn
– Nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện nấc cụt trong thời gian lâu và liên tục, thì hãy cho trẻ uống ngay vài ngụm nước, còn nếu bé đang bú mẹ thì cho bé bú mẹ. Đặc biệt nếu trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, mẹ tuyệt đối nói không với nước. Vì nước sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
– Bế trẻ đứng lên, cho cằm bé tựa vào vai bạn và thẳng lưng, tiến hành dùng tay vuốt từ trên đầu bé xuống hết lưng và vỗ nhẹ vài cái ở lưng, để giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn.
– Bạn cũng có thể đỡ lấy trẻ và dùng hai tay ấn chặt hai nắp tai trẻ chặt lại trong vài phút, tình trạng nấc cũng sẽ được giải quyết.
– Nếu thấy bé lạnh thì ủ ấm cho trẻ nhé. Bởi thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấc cụt ở trẻ.
– Thay đổi cách cho con bú. Thay vì mẹ cho bé bú một lượng sữa nhiều vào một thời điểm thì cách tốt nhất để chữa nấc cụt là mẹ hãy cho lượng sữa đó ra và cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Tránh làm bé ngưng tự lượng sữa quá nhiều trong dạ dày.
– Thay núm vú bình ti cho trẻ bởi có thể núm ti bình sữa quá lớn vì khi trẻ bú vào lượng sữa kèm hơi không khí đi vào trong thực quản quá nhiều.
Ngoài ra các mẹ có thể dùng mẹo dân gian để chữa nấc cụt cho trẻ
Ngoài những giải pháp chữa nấc cụt theo khoa học ra thì bé được chữa nấc cụt treo dân gian, tuy cách này chưa thực hiện hợp lý nhưng hiệu quả mang lại tương đối hiệu quả và an toàn. Không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.
- Ngắt cuống chiếu hoặc một mảnh giấy nhỏ cuộn lại và dán lên chính giữa trán nơi hai lông mày giao nhau cho trẻ.
- Dùng hai ngón tay gãi nhẹ lên môi trẻ hoặc lên hai mang tai một lúc khoảng 60 cái, cũng giúp giải quyết tình trạng nấc cho trẻ.
- Bạn cũng có thể thử cách lấy tay bóp chặt mũi bé và cả miệng không cho trẻ thở trong 2-3 giây, sau đó bỏ ra. Đợi khoảng 5 giây lặp lại 1 lần, thực hiện khoảng 5 lần là trẻ hết nấc.
- Nếu bé nhà bạn đã biết ăn dặm thì có thể dùng một chút đường để trên đầu lưỡi cho trẻ, đường sẽ giúp cho giảm chứng co thắt và sao lãng hoạt động của dây thần kinh.
- Dùng mật ong cũng là một cách các mẹ nên bỏ túi ngay để chữa nấc cho con hiệu quả nhé. Riêng trẻ sơ sinh mẹ chỉ cần dùng gạc rơ lưỡi, thấm một chút mật ong pha loãng và rơ khắp lưỡi đặc biệt là ở đầu lưỡi, trẻ sẽ hết nấc ngay sau đó. Cách này còn giúp mẹ cải thiện tình trạng tưa lưỡi hay xảy ra ở trẻ sơ sinh.
3. Cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nấc cụt xảy ra không theo bất cứ quy tắc nào cả, nấc cụt xảy ra đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng này có thể xảy ra vài lần trong ngày và mỗi lần khoảng vài phút. Hầu hết tất cả các trẻ sơ sinh đều có thể bị nấc và xảy ra bào bất cứ lúc nào, no hay đói nhưng thường thì nó sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi trẻ ăn no, hoặc thay đổi tư thế, khi quá nóng hoặc quá lạnh,…
Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần và thời gian trẻ bị nấc không quá 3 phút, thì có thể cho là nấc sinh lý bình thường, khi trẻ lớn dần thì tình trạng này sẽ được giảm dần sau đó hết.
Để tránh những tình trạng trẻ bị nắc cụt thường xuyên làm trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc, các mẹ nên chú ý những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh:
– Không nên cho bé bú sữa quá no khi đói
– Kiểm tra xem núm ti bình sữa có quá to so với độ tuổi của trẻ. Bởi khi núm ti quá to, lượng sữa chảy xuống nhiều và nhanh sẽ dễ làm trẻ nấc cụt.
– Sau khi bú uống xong, các mẹ nên bế trẻ đứng lên với tư thế cao đầu đế giúp bé nhanh tiêu hơn.
– Phân chia lượng sữa và giờ giấc bú uống hợp lý cho trẻ, tránh tình trạng trẻ quá đói.
Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường hay gặp ở giai đoạn 6 tháng đầu đời, hi vọng thông qua những bí quyết này sẽ giúp các mẹ có thể tìm được những cách phù hợp để chữa nấc cho bé nhà mình, giảm ngay những cơn nấc khiến bé khó chịu. Các mẹ cũng cần lưu ý, nếu thấy bé nấc liên tục và trong nhiều giờ đông hồ thì mẹ cần mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời nhé. Chúc bé yêu của các mẹ luôn mạnh khỏe và thông minh.