Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Được xem là “sát thủ giết người thầm lặng”, bệnh tăng huyết áp nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những di chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, suy tim, méo miệng, nói ngọng,… Đến với Wiki Cách Làm ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết và khoa học nhất để ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra này, đồng thời giúp cho những bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh tăng huyết áp sớm được khỏe mạnh, vui tươi trở lại nhé!

Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-1

1. Tăng huyết áp là bệnh gì?

tăng huyết áp hay còn gọi là bệnh cao huyết áp. Căn bệnh này thường gặp ở những người lón tuổi, những người bị thừa cân, béo phì, bị tiểu đường và cả những người đang đối diện với tình trạng mỡ trong máu cao. Khi áp lực của máu trong các động mạch tăng cao theo mỗi nhịp tim đập, điều này chính là tiền đề khởi phát căn bệnh tăng huyết áp. Múc huyết áp ở người khỏe mạnh bình thường là 120/80 mmHg, đối với người tiền tăng huyết áp là 139/89 mmHg, còn đối với người bị tăng huyết áp vượt mức 140/90 mmHg.

2. Cơ chế gây bệnh tăng huyết áp

Vậy bệnh tăng huyết áp có cơ chế gây bệnh từ đâu? Câu trả lời nằm ở 4 yếu tố sau đây:

  • Sự co bóp của tim: Tim co bóp càng mạnh thì áp lực của máu lên thành mạch máu càng tăng, gây nên căn bệnh tăng huyết áp.
  • Độ co giãn của thành mạch: Những thành mạch mềm sẽ ít bị tăng huyết áp hơn so với những thành mạch bị xơ cứng.
  • Khối lượng máu được tuần hoàn: Lượng máu được tuần hoàn trong cơ thể cao hơn 5 lít sẽ làm cho huyết áp tăng cao.
  • Các thành phần có trong máu: Khi một trong các thành phần sau đây gai tăng thì sẽ làm tăng độ nhớt cũng như huyết áp: tế bào máu, đường huyết, vitamin, khoáng chất,…
Xem Thêm  Những đồ ăn khiến phụ nữ nhanh già trước tuổi

3. Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp

  • Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, điều này chứng tỏ căn bệnh này cũng có một phần nguyên nhân không nhỏ từ tuổi tác. Tuổi càng cao thì thành mạch càng dễ bị xơ cứng khiến huyết áp tăng cao khó kiểm soát.
  • Tăng huyết áp do di truyền: Nếu trong nhà của bạn có ông bà, ba mẹ có tiền sử bị cholesterol cao thì nguy cơ bạn gặp phải căn bệnh này cũng cao theo.
  • Bệnh tăng huyết áp do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học: Những ai thường xuyên uống rượu bia, lười vận động hay thích ăn các món ăn có vị mặn giàu natri vô tình sẽ khiến cho cơ thể gặp phải căn bệnh này.
  • Tăng huyết áp do lo lắng, căng thẳng: Công việc hay chuyện học tập có quá nhiều áp lực sẽ khiến cho huyết áp bên trong cơ thể bị thay đổi theo chiều hướng tăng cao, từ đó gây nên căn bệnh tăng huyết áp.

4. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp bao gồm những biểu hiện cụ thể như thế nào? Hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Đau đầu dữ dội và liên tục, tần suất ngày càng cao.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhất là những khi đứng lên ngồi xuống.
  • Thị giác xuất hiện các vấn đề như mắt mờ, nhìn kém, quáng gà,…
  • Tiểu tiện ra máu.
  • Nghiêm trọng hơn là các biểu hiện như nôn ói, khó thở, thở nhanh, thở gấp,… Lúc này cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, đừng quá chủ quan với bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thể như thế này nhé!

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

1. Nhận định tình trạng

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-2

Lúc này các bạn hãy trò chuyện và hỏi han tình hình bệnh nhân, để họ tin tưởng và an tâm mà chia sẻ hết mọi triệu chứng đã gặp cho bạn. Đây là cách giúp đội ngũ thăm khám nhanh chóng xác định những nguyên nhân gây bệnh cũng như lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp của mình.

1.1 Một số câu hỏi dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân

  • Huyết áp có thay đổi tăng giảm đột ngột qua mỗi lần đo hay không?
  • Có cảm thấy buồn nôn, đau đầu hay chóng mặt gì không?
  • Tình trạng đi tiểu như thế nào?
  • Thời gian gần đây có dùng thuốc gì hay không? Tự mua về dùng hay được những y bác sĩ kê toa?
  • Thị lực ra sao? Mắt nhìn có mờ không? Nhìn lâu có mỏi mắt hay không?
  • Mỗi lần đứng lên ngồi xuống có bị choáng váng hay không?
  • Gần đây có thường bị khó thở, thở gấp hay không?
Xem Thêm  21 Cách giải rượu bia nhanh hiệu quả nhất tại nhà

1.2 Đánh giá tình trạng bệnh nhân thông qua quan sát

  • Xác định bệnh nhân còn trẻ hay đã là người lớn tuổi.
  • Thể trạng bệnh nhân ra sao: béo – gầy?
  • Tay chân của bệnh nhân có xuất hiện các tình trạng sưng phù hay không?
  • Bệnh nhân di chuyển dễ dàng hay cần phải có người dìu đến?
  • Trạng thái tinh thần của bệnh nhân khi đến thăm khám: mệt mỏi, uể oải, lo lắng hay khó thở.

Thông qua bước này, các bạn cần xác định bệnh nhân hiện thuộc nhóm tăng huyết áp nào. Có 2 loại tăng huyết áp, đó là tăng huyết áp vô căn nguyên phát và tăng huyết áp thứ cấp thứ phát. Làm tốt bước này, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp của mình đấy nhé!

2. Chuẩn đoán chăm sóc

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-3

Sau khi thực hiện quan sát và thăm hỏi bệnh nhân, các bạn đã có thể bước đầu đưa ra những chuẩn đoán chăm sóc thông qua như sau:

  • Nếu chưa kiểm soát được huyết áp của bệnh nhân, nguy cơ xảy ra các biến chứng khá cao.
  • Người bệnh đang đối diện những vấn đề như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hay khó thở là do kích ứng hay đang chịu đựng tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị tăng huyết áp đã uống.
  • Bệnh nhân thiếu kiến thức về: Cơ chế và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp; Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp và phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân.

3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

3.1 Chăm sóc cơ bản

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-4

  • Bệnh nhân cần nắm rõ tình trạng bệnh tình của mình, làm theo lời dặn dò của bác sĩ về những gì không được làm và cần nên làm để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Bệnh nhân cần chú trọng chuyện nghỉ ngơi, khi ngủ nên nằm gối để đầu cao hơn thân người.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: giảm ăn mặn, tăng cường vitamin, cắt giảm chất béo có trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hướng dẫn bệnh nhân theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

3.2 Thực hiện y lệnh

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-5

  • Điều dưỡng cho bệnh nhân uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản cho bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ: Siêu âm tim, chụp X quang phổi, soi đát mắt, đo điện tim, xét nghiệm công thức máu,…

3.3 Chế độ ăn uống

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-6

  • Người bệnh cần chủ động cắt giảm lượng muối trong các khẩu phần ăn, tốt nhất mỗi ngày chỉ ăn dưới 5 gr muối.
  • Tăng cường bổ sung vitamin thông qua rau, củ, quả.
  • Hạn chế ăn chất béo, mỡ động vật và cả dầu thực vật.
  • Nói không với các chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê hay thuốc lá.
Xem Thêm  Những dấu hiệu nhận biết về bệnh quai bị ở trẻ em?

3.4 Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-7

Bệnh tăng huyết áp sẽ được chữa khỏi nhanh hơn khi chính bản thân bệnh nhân là người có ý thức cao trong suốt quá trình điều trị. Lúc này các y bác sĩ và điều dưỡng phải thông tin rõ cho bệnh nhân bệnh tăng huyết áp là gì, các triệu chứng thường gặp của căn bệnh này ra sao, bệnh nhân phải chủ động xử lý như thế nào trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng tái phát nhưng lại không có các y bác sĩ bên cạnh.

Động viên bệnh nhân mỗi ngày để họ nhớ rõ quá trình chữa bệnh tăng huyết áp cần có sự kiên trì lâu dài, chưa hết trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của y bác sĩ.

Nếu bệnh nhân đang có một dấu hiệu bệnh tăng huyết áp, cần khuyên họ thăm khám sức khỏe thường xuyên. Còn khi bước vào giai đoạn điều trị bệnh, hãy hướng dẫn họ cách ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng như theo dõi huyết áp đều đặn để khi có bất kì dấu hiệu bất thường hay tác dụng phụ nào, bệnh nhân sẽ không quá lo lắng và căng thẳng.

4. Đánh giá chăm sóc

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp-8

Đánh giá chăm sóc là bước cuối cùng trong khâu lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp để bạn xem lại hiệu quả của quá trình chăm sóc bệnh nhân do mình đảm trách.

  • Bệnh nhân không bị hoặc hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân biết cách giữ bình tĩnh và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.
  • Bệnh nhân có kiến thức cơ bản về bệnh tăng huyết áp về cơ chế, biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh chúng tái phát trở lại.
  • Bệnh nhân tuân thủ nghiêm túc chế độ điều trị của y bác sĩ và tiếp tục thực hiện lối sống khoa học như đã được hướng dẫn ngay cả sau khi xuất viện về nhà.

Wiki Cách Làm vừa hướng dẫn các bạn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp chi tiết, khoa học và có hiệu quả lâu dài nhất. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh cho bản thân hay cho những ai đang phải đối mặt với căn bệnh tăng huyết áp nguy hiểm. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc trong cuộc sống và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: