Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ba miền

Nói đến phong tục lễ nghĩa trong ngày cưới thì mỗi vùng miền điều mang mỗi phong tục khác nhau. Mỗi Bắc, Trung, Nam điều mang một nét riêng, nét văn hóa của từng vùng miền. Chúng ta hãy cùng wikicachlam tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của ba miền như thế nào nhé!

1. Lễ cưới miền Nam:

Người miền Nam thường có ba nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, do lối sống của người miền nam hơi thoáng hơn nên người miền Nam có thể bỏ qua lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ ăn hỏi và đón dâu cùng một ngày nếu gia đình một trong hai nhà ở xa, đi lại vất vả.

Mặc dù vậy, có một lễ mà theo phong tục của người miền nam là không thể bỏ qua đó là lễ lên đèn. Nhà trai sẽ phải mang hai ngọn nến cỡ lớn đến nhà gái khi đón dâu. Khi tiến hành cúng gia tiên tại nhà gái, cô dâu và chú rể phải tự tay thắp nến để lên bàn thờ, đó giống như tuyên bố chính thức, gắn kết hai uyên ương bên nhau trọn đời.

Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ba miền-1

lễ cưới miền Nam

2. Lễ cưới miền Bắc:

Cũng giống như miền Nam, lễ cưới miền Bắc cũng có 3 lễ như sau:
  1. Dạm ngõ: là lễ gặp mặt đầu tiên của 2 gia đình để thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân.
  2. Lễ ăn hỏi: Trong lễ cưới là không thể thiếu trầu cau. Và một lễ ăn hỏi của người Hà Nội  phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… Thông thường ăn hỏi gồm có 3 lễ: đàng nội, đàng ngoại, tại gia.
  3. Lễ cưới: Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày. Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại.
Xem Thêm  Thủ tục cưới hỏi 2 lần của người Việt Nam

Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).

Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ba miền-2

lễ cưới miền Bắc

3. Lễ cưới Miền Trung:

Người miền Trung có lễ cưới diễn ra đơn giản, có phần tiết kiệm hơn, có nét riêng là không trọng tiền bạc. Nhưng cũng có các bước như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu nhưng ý nghĩa có khác đôi chút so với miền Bắc. Để chuẩn bị cho đám hỏi, đám cưới, người miền Trung thường lên chùa nhờ các vị cao tăng xem ngày, giờ tốt. Sau khi đã chọn giờ ưng ý, hai bên thông gia sẽ thông báo cho nhau bằng một cuộc thăm hỏi (dạm ngõ) đơn giản. Thậm chí, tại nhiều vùng, việc dạm ngõ có thể do hai bạn trẻ đứng ra tiến hành nếu hai gia đình đã quen thân nhau từ trước.

Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ba miền-3

lễ cưới miền Trung

Đám ăn hỏi của người miền Trung được xem như buổi gặp mặt lớn của hai họ, không tổ chức rầm rộ. Đám cưới miền Trung có các lễ như xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, lễ gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong đám cưới có thể gồm trầu cau, rượu trà, nến, bánh phu thê. Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ, một bé trai, một bé gái rước đèn đi trước.

Xem Thêm  Bí quyết chọn váy cưới cô dâu phù hợp với dáng người

Người Huế có tập tục để trong phòng tân hôn một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Cặp vợ chồng mới cưới phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm.

Đó là những phong tục riêng của 3 miền, tuy khác nhau về phong tục, quan niệm trong cưới hỏi, các gia đình đều mong muốn những phong tục đó sẽ đem đến cuộc sống hạnh phúc lâu bền cho đôi uyên ương và giúp cuộc sống sau này của họ được thuận buồm xuôi gió.

Wiki cách làm

Bài Liên Quan: