Phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ

Ngày cưới là ngày trọng đại và phong tục cưới hỏi ở mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng tạo thành những phong tục truyền thống khác nhau. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất phải kể đến phong tục cưới của người Ấn Độ. Nó không chỉ là sự khác nhau giữa màu sắc, trang phục, thời gian tổ chức mà những nét truyền thống văn hóa cùng những nghi lễ và các biểu tượng trong ngày lễ cưới Ấn tạo nên sự độc đáo vô cùng đặc biệt cho đất nước này, đó chính là màu sắc văn hóa, bản sắc truyền thống tiêu biểu rất riêng.

Phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ-1

Phong tục cưới hỏi của người Ấn Độ

Điều đầu phải kể đến chắc chắn là thời gian cưới kéo dài tận 5 ngày, thậm chí hơn mà trên thế giới ít có đám cưới nào có thể tổ chức với thời gian như thế. Và chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy 1 đám cưới nào đặc biệt như đám cưới truyền thống của người Ấn Độ khi mà toàn bộ chi phí đám cưới do gia đình cô dâu lo liệu.

Từ khi đính hôn tới trước đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn. Nghi lễ này diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. 7 người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiếc bát đựng đường bằng đá.

Xem Thêm  Phong tục và những điều kiêng kỵ về giường cưới tân hôn

Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao nhau vòng hoa và chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ. Gia đình chú rể sẽ đặt vào tay cô dâu một giỏ hoa quả và những món quà khác và cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường ban đầu. Đây là dấu hiệu cho sự đính ước và hứa hẹn một cuộc sống ngọt ngào phía trước.

Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu.

Cũng vào ngày này, người làm lễ sẽ thực hiện nghi thức Nav-Graha Puja ở nhà của cô dâu và chú rể. Thầy làm lễ cầu nguyện tới thánh thần của 9 hành tinh, xin họ ban phước lành cho đôi uyên ương. Lễ tiếp theo là lễ Ghari Puja, khi thầy làm lễ mời khách bột, dừa, hạt dẻ, gạo và gia vị thể hiện sự thịnh vượng.

Cả 2 bà mẹ sẽ mặc đồ cưới cho con mình và tới nhà của thông gia với một chiếc bình nước đội trên đầu. Họ sẽ dùng dao chém vào nước để xua đuổi tà khí sau đó sẽ tặng thêm cho thông gia tiền và hoa.

Xem Thêm  Cách trị chứng khô môi vào mùa đông

Đến lúc này, cô dâu và chú rể sẽ mặc một bộ đồ cũ. Bộ đồ này sau đó sẽ bị các thành viên trong gia đình xé ra, thể hiện sự kết thúc của cuộc đời cũ, chuyển sang cuộc sống mới. Tiếp đến sẽ là lễ Sangeet, cả gia đình sẽ nhảy múa, hát và ăn uống linh đình, chuẩn bị cho ngày trọng đại hôm sau.

Vào ngày cưới, nghi lễ đầu tiên là lễ Haldi, trong đó cô dâu sẽ được được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà. Nghi lễ Swagatam là lúc những họ hàng giúp cô dâu mặc chiếc sari cưới. Khi chú rể đến, anh ta phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể.

Đến lúc này, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa thiêng để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu cũng sẽ phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp.  Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy múa, hát ca trong tiếng nhạc vui của ngày trọng đại. Rất nhiều người khi đọc xong về các nghi lễ này bày tỏ lo ngại về tài chính khi làm rể người Ấn. Mối lo này là hoàn toàn vô nghĩa. Phần lớn chi phí cho đám cưới Ấn là do gia đình cô dâu lo liệu.

Xem Thêm  Sự khác biệt mâm quả cưới 3 miền Bắc, Trung, Nam

 

Bài Liên Quan: