Trong những năm gần đây, thuật ngữ “startup” đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới dùng để nói về những hoạt động kinh doanh mạo hiểm hay những công ty mới thành lập. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về startup trong kinh doanh. Công ty startup là gì? Nó có những đặc điểm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Contents
Startup là gì?
Startup có nghĩa là khởi nghiệp, thuật ngữ này dùng để chỉ những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung và dùng theo nghĩa hẹp nói đến các công ty đang trong giai đoạn lập nghiệp.
Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).
Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.
Một doanh nghiệp mới được xem là công ty khởi nghiệp nếu thông qua các sản phẩm dịch vụ của mình phát hiện ra một nguồn tiện ích mới cho khách hàng. Sự đổi mới này không bị giới hạn ở sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp.
Nhiều công ty mới khởi nghiệp với mô hình kinh doanh sao chép hoặc dưới dạng nhượng quyền thương mại. Những công ty này không được phân loại là khởi nghiệp.
Mục tiêu của Startup
Mục tiêu ban đầu của các công ty startup chưa phải là tối đa hóa lợi nhuận, có thật nhiều khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu mà trong giai đoạn khởi nghiệp, các công ty này phải thực hiện rất nhiều thử nghiệm và phải điều chỉnh mô hình kinh doanh liên tục để có thể xác lập một mô hình khả thi, vững vàng, có thể chuẩn hóa, nhân rộng quy mô để tạo ra lợi nhuận và bền vững.
Đặc điểm của công ty startup
– Có tính đột phá: Những công ty này sẽ tạo ra một điều mà trên thị trường từ trước đến nay chưa từng có hoặc tạo ra những thứ có giá trị tốt hơn những thứ đang sẵn có. Ví dụ như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân, công nghệ in 3D,…
– Sự tăng trưởng: Một công ty startup sẽ không đặt ra giới hạn tăng trưởng cho mình mà họ có tham vọng phát triển đến mức tối đa có thể. Họ tạo ra ảnh hưởng rất lớn, có thể xem là những người khai phá thị trường. Ví dụ như chiếc điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng smartphone sau này.
Các giai đoạn của công ty Startup
Giai đoạn 1 – Định hướng
Đây là giai đoạn đầu tiên mà bắt buộc bất kỳ công ty startup nào cũng phải trải qua. Các ý tưởng đầu tiên và lên kế hoạch thực hiện chúng ta điều hết sức quan trọng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận thì những công ty này rất dễ bị lạc lối ngay trong bước đầu tiên. Chỉ cần có ý tưởng và kế hoạch cụ thể thì các thành viên chỉ việc bắt tay vào thực hiện chúng mà thôi
Giai đoạn 2 – Thử thách
Lập nghiệp chính là giai đoạn khó khăn nhất của những công ty startup. Có hơn 80% các công ty Startup tại Việt Nam không thể vượt giai đoạn này và nhanh chóng đi đến thất bại hoặc phải thay đổi mô hình. Trong thời điểm này, có rất nhiều khó khăn và áp lực xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch khiến cho các thành viên bị “vỡ mộng” do kết quả không đạt như mong đợi. Dần các yếu tố chủ quan và khách quan khiến cho số lượng nhân sự giảm so với lúc ban đầu.
Giai đoạn 3 – Hoà nhập
Có thể nói đây là giai đoạn phục hồi của các công ty khởi nghiệp sau những khó khăn đã trải qua. Ở giai đoạn này, năng suất lao động tăng, các thành viên làm việc ăn ý với nhau hơn. Công ty sẽ bắt đầu có doanh thu hoặc ít nhất là không bị thua lỗ quá nhiều. Các mục tiêu ngắn hạn dần đạt được, công ty sẽ có định hướng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch tương lai dài hơn.
Giai đoạn 4 – Phát triển
Đây chính là mục tiêu mà tất cả các công ty startup đều hướng đến. Ở giai đoạn này, các co-founders sẽ đề ra những kế hoạch, nhưng mục tiêu dài hạn. Bộ máy doanh nghiệp bắt đầu đi vào hệ thống và ổn định. Những kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp công ty phát triển nhanh hơn.
Tại sao startup thường thất bại?
Không ít các công ty startup bị thất bại trong quá trình khởi nghiệp. Sau những thất bại từ các công ty startup, người ta rút ra được các yếu tố khiến cho quá trình khởi nghiệp của họ bị thất bại chủ yếu bao gồm:
– Người tiêu dùng không quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ (42% số lần thất bại)
– Kinh phí hoặc các vấn đề về tiền mặt (29% số lần thất bại)
– Có vấn đề về nhân sự (23% số lần thất bại)
– Sự cạnh tranh từ các công ty đối thủ (19% số lần thất bại)
– Vấn đề về giá cả sản phẩm/ dịch vụ (18% số lần thất bại)
Trường hợp doanh nghiệp có vấn đề về tài chính thì nhân viên có thể sẽ không nhận được tiền lương. Tuy nhiên, nếu kế hoạch của những doanh nghiệp này khả thi thì có thể sẽ được mua lại bởi một doanh nghiệp khác lớn mạnh hơn.
Qua đó ta có thể thấy, không phải cứ có ý tưởng tốt, có đam mê là có thể startup thành công. Mà chúng ta phải hiểu được rằng khi bắt đầu khởi nghiệp cũng chính là lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro trong tương lai.
Startup là gì? Qua đây có lẽ bạn cũng đã biết được câu trả lời. Đa phần những công ty startup trong giai đoạn đầu đều phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khi chưa có nền tảng kinh doanh. Mặc dù có nhiều công ty khởi nghiệp thất bại nhưng nó mang lại giá trị to lớn cho giới trẻ. Nó giúp chúng ta hiểu được thị trường, có thêm kinh nghiệm đáng giá trong kinh doanh và rất nhiều bài học kinh nghiệm khác thu được từ startup sẽ giúp bạn thành công trong tương lai.