Làm văn: Bài thơ Việt Bắc

Đề bài: bài thơ “Việt Bắc” của tác giả Tố Hữu.

Làm văn: Bài thơ Việt Bắc-1

Tố Hữu nhà thơ cách mạng đi đầu của phong trào thơ ca Việt Nam, các tác phẩm của ông như một vũ khí giúp động viên, khích lệ tinh thần yêu nước, kháng chiến của nhân dân trong thời kì kháng chiến chống giặc xâm lược. “Việt Bắc” được tác giả viết khi đang ở vùng Việt Bắc. Bài thơ thể hiện được thiên nhiên tươi đẹp của vùng núi Việt Bắc và sự gắn bó, thiết tha, gần gũi của quân và dân ta trong thời gian kháng chiến.

Bài thơ Việt Bắc viết theo thể thơ lục bát gần gũi, dễ nhớ với người nghe. Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ. Bài thơ còn được tác giả phác họa lên một thiên nhiên con người Việt Bắc tươi đẹp:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

“Ta” và “mình” những cách xưng hô quân dân, thể hiện bằng ngôn ngữ mộc mạc, gắn bó như người thân, người bạn tri kỷ. Rời xa nhau trong lòng bao lưu luyến, xúc động.

Tác giả Tố Hữu đã dẫn dắt người đọc tới những cảnh đẹp lãng mạn, nên thơ của núi rừng Việt Bắc, vẽ lên một mùa đông ấm áp, nhưng ngập tràn tình yêu thương của con người Việt Bắc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Xem Thêm  Kinh nghiệm cách nuôi chim trĩ xanh đúng cách

Thiên nhiên Việt Bắc rất đẹp đã người đọc ngẩn ngơ, vẻ đẹp rất trữ tình của núi rừng Tây Bắc có bông hoa chuối đỏ tươi nở lên giữa mùa đông lạnh giá giúp không gian núi rừng tuy lạnh giá nhưng ấm áp lòng người bởi sắc đỏ của hoa chuối rừng. Bên cạnh đó là hình ảnh con người đi hái măng, lấy nấm với con dao sắc nhọn đó là công việc thường nhật của những con người lao động nơi đây.

Trong mùa đông những ánh nắng tuy yếu ớt nhưng lại ấm áp hơn, không phải là màu u ám, ảm đạm mà chúng ta thường thấy trong những bài thơ về mùa đông. Mùa đông trong thơ Tố Hữu vẫn có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn lòng người:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Bài thơ có sự thay đổi khi chuyển đổi thời gian từ mùa đông sang mùa xuân. Từ hình ảnh hoa chuối rừng đỏ tươi sang sắc hoa mơ trắng trong tinh khiết, đó là sắc xuân đang tràn ngập trên mảnh đất Tây Bắc thân yêu.

Hoa mơ nở dấu hiệu báo trước khi mùa xuân đến, bởi loại hoa này thường chỉ ra vào mùa xuân, giống như hoa đào và hoa mai. Hình ảnh rừng hoa mơ trắng thật đẹp và quyến rũ, làm say đắm lòng người. Hình ảnh người con gái dùng tay để chuốt từng sợi giang để làm dây gói bánh chưng, làm nón lá khiến cho không khí mùa xuân trở nên gần gũi, thân thuộc đến lạ kì.

Xem Thêm  Chó bị nôn, mệt mỏi, bỏ ăn, sức khoẻ kém là biểu hiện bệnh gì?

Không chỉ là nét đẹp về thiên nhiên tươi đẹp mà còn có cả con người nơi đây. Khi tác giả Tố Hữu nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc tác giả nhớ về những con người, đồng bào nơi đây đã ghi đậm trong lòng của tác giả:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Hết mùa xuân đã sang mùa hè, bắt đầu xuất hiện những tiếng ve kêu. Mùa hè là mùa sôi động, nó khác hẳn với sự ấm áp của mùa đông, sự tươi mới của màu xuân, khi mùa hè tới rừng núi Việt Bắc râm ran tiếng ve, màu vàng của hổ phách kết hợp với tiếng ve khiến cho thiên nhiên nơi đây. Tiếng ve đã phá vỡ sự tĩnh lặng, đó là báo hiệu mùa hè sôi động đang đến.

Trong mùa hè núi rừng Việt Bắc nổi bật với màu vàng của hổ phách, sôi động hơn bởi tiếng ve kêu. Các bức tranh tác giả luôn kết hợp thiên nhiên với bóng dáng con người, thể hiện sự kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và con người nơi này.

Giữa không gian bao la của núi rừng Việt Bắc tác giả đã khôn khéo kết hợp thiên nhiên có hình ảnh người con gái hái măng rừng, một hành động quen thuộc, gần gũi nhưng được Tố Hữu vẽ lên thật dịu dàng, nên thơ.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Xem Thêm  Hình xăm chữ ý nghĩa về tình yêu đẹp buồn

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Hình ảnh mùa thu trên núi rừng Việt Bắc có sự nhẹ nhàng, trữ tình hình ảnh ánh trăng hòa bình, sáng trong nên thơ nói lên sự tròn đầy, chung thủy trước sau như một của người dân Việt Bắc với cách mạng, với những chiến sĩ dung cảm đã hy sinh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ mảnh đất Việt Bắc thân yêu này.

Thiên nhiên với xuân hạ thu đông hiện ra thật nhiều màu sắc, trong đó hình ảnh thiên nhiên đều có những hoạt động con người đi kèm rất chân thực và sinh sống.

Tố Hữu đã vận dụng những từ ngữ vô cùng tinh tế giản dị, sinh động để làm nổi bật thiên nhiên, con người Việt Bắc tươi đẹp trong cả bốn mùa để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng độc giả.

Vừa rồi là bài viết phân tích Việt Bắc của tác giả Tố Hữu, bài viết tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau dành cho các em học sinh tham khảo. Chúc các em học tốt.

Bài Liên Quan: