Phương pháp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ em

Ở các trẻ từ sơ sinh đến khoảng 4 tuổi khi ăn uống thường hay bị nôn trớ, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì cha mẹ nên xem xét lại, có thể con mình đã bị trào ngược dạ dày.

1. Phân biệt nôn trớ ở trẻ nhỏ

Nôn trớ ở trẻ thường được phân biệt làm 2 loại mà cha mẹ cần phải biết.

Nôn trớ sinh lý:

– Trẻ được bú hoặc ăn quá no, hoặc khi bú trẻ bú quá nhiều hơi mà cha mẹ không để ý.

– Trẻ không dung nạp sữa bò hoặc lần đầu ăn loại thức ăn mới.

– Vì vậy hiện tượng nôn trớ xuất hiện sớm, trẻ thường nôn ngay sau bữa ăn hoặc trong lúc đang bú.

– Số lần nôn trớ rất ít, và trẻ vẫn sinh hoạt vui chơi bình thường.

Nôn trớ do trào ngược:

– Do cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu không đủ sức cân sữa, thức ăn trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng nôn trớ thường xuất hiện muộn, trẻ thường nôn khi thay đổi tư thế đột ngột.

– Số lần nôn trớ trong ngày khá nhiều và làm trẻ sợ ăn, sợ bú, hay quấy khóc, uốn éo vặn mình.

Phương pháp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ em-1

2.  Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Mức độ nghiệm trọng của bệnh tùy thuộc nhiều vào thể trạng của từng bé.

Xem Thêm  Những loại nước uống tốt nhất cho sức khỏe phụ nữ

Nguyên nhân chủ yếu:

Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện : đối với trẻ sơ sinh dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định. Nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định : dạ dày của trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện, trong giai đoạn này dạ dày trẻ nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành. Lúc này, cơ thắt 2 đầu dạ dày cũng đóng mở chưa đều nên thức ăn dễ bị trào ngược và lên phần thực quản.
Tư thế cho trẻ bú chưa đúng : thường thì các mẹ hay nằm cho con bú đặc biệt là vào ban đêm. Ở tư thế như vậy trẻ dễ nôn trớ hơn do lúc này dạ dày như một cốc sữa nằm ngang khiến sữa dễ trào ra ngoài. Lúc này thức ăn của trẻ thường lỏng nên dễ dàng lọt ra ngoài khi có khe hở của cơ thắt thực quản.
=> Tác hại:  Làm cho trẻ dể bị sặc sữa, thức ăn sặc qua mũi hoặc nôn ra máu. Trẻ có hiện tượng sợ bú, uốn éo vặn người, lười ăn… do vậy cân nặng của trẻ bị sụt hoặc khó có thể tăng cân mà không rõ lý do. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khiến các bé mắc một số vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thờ khò khè, tím tái thậm chí nguy hiểm hơn là ngưng thở. Do vậy, cần hết sức chú ý trong chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
3. Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Xem Thêm  Uống nước đậu đen rang hàng ngày có tốt không?

– Cho trẻ bú hoặc ăn đúng tư thế, đảm bảo núm ti có có kích thước phù hợp với nhu cầu của bé tránh sặc.
– Nên chia làm nhiều bữa nhỏ
– Sau khi trẻ ăn xong, hãy cố gắng cho trẻ ngồi một chỗ tránh đùa giỡn vận động nhiều sẽ bị trào ngược.
– Thời kỳ trẻ ăn dặm, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa.
– Nếu trẻ bị nôn thì không nên cho ăn lại ngay, hãy dùng nước ấm đánh sặc lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng.
– Nếu bị sặc thức ăn quá nhiều, nên hút mũi cho trẻ khi bị sặc thức ăn hoặc sữa lên mũi.
– Chú ý khi bé ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.
– Trong quá trình chăm sóc, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không ăn no, biếng ăn, gầy gò, viêm đường hô hấp… cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và chữa trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề về sau.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: