Những điều cần lưu ý khi trẻ bị hăm

Bệnh hăm ở trẻ tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí là nhiễm trùng. Gây khó khăn hơn ở việc điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế mẹ cần  lưu ý những điều sau đây:

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị hăm-1

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị hăm

  • Trẻ nhỏ có làn da vô cùng non nớt và rất mong manh, lớp sừng trên bề mặt da phát triển không tốt, nhất là trẻ sinh non nên rất dễ bị tổn thương hay kích thích do các tác nhân gây bệnh. Nếu không kịp thời thay tã sau khi đại tiểu tiện, thì thì sự kích ứng từ nước tiểu, phân và tã lót thấm ướt vào da vùng mông, bộ phận sinh dục hay vùng phía trong đùi dễ bị mẩn đỏ và hăm loét (chảy nước và loét ra hoặc bong da) gây khó chịu, ngứa ngáy ở trẻ, quấy khóc và ăn ngủ kém. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng hăm hoặc da có mủ cần kịp thời điều trị.
  • Sau mỗi đại tiểu tiện, phụ huynh cần rửa sạch vùng mông nhẹ nhàng, sau đó lau khô bằng khăn sạch mềm, bôi thuốc chống hăm loét dành cho trẻ em.
  • Tránh bôi phấn rôm vào vùng hăm loét, vì điều này sẽ làm vùng viêm hút nước nhiều hơn trở nên nặng thêm.
  • Vào mùa hè thời tiết nóng nực, nên để vùng tổn thương thoáng mát và giữ khô ráo. Mùa đông có thể dùng đèn ánh sáng trắng để sưởi giúp khô và nhanh khỏi
  • Có thể dùng bóng đèn 25W, chiếu sáng khoảng 10-15 phút/ lần, ngày 1-2 lần. Nhưng lưu ý, khi sưởi cần chú ý giữ an toàn cho trẻ, tránh để da trẻ chạm quá gần vào bóng đèn
  • Ngoài ra, để phòng hăm tã cho trẻ tốt hơn sau mỗi lần đại tiểu tiện nên dùng nước ấm rửa sạch vùng da bộ phận sinh dục, xung quanh vùng hậu môn và phía trong 2 đùi. Dùng khăn mềm lau khô trước, sau đó bôi phấn rôm vào và thay tã lót sạch khô ráo.
Xem Thêm  Baking Soda là gì? Công dụng Baking Soda đối với sức khỏe

Hy vọng với những chia sẻ này, các bậc làm cha mẹ biết cách chăm sóc bé yêu mình tốt hơn để phòng tránh và hỗ trợ điều trị cho con mình nhanh chóng lành lại. Chúc các bé yêu luô khỏe mạnh nhé!

Bài Liên Quan: