Đẹn là một bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải ai cũng biết mộ cách tổng quan về bệnh này. Ở bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin sức khỏe như: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị đẹn ở trẻ sơ sinh nhé.
Contents
Đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?
Đẹn hay cò gọi là bệnh nấm lưỡi, bệnh tưa lưỡi, bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở trẻ 10-15 tuổi nhưng khá hiếm.
Bệnh xuất hiện là do 1 loại nấm men là Candida albicans, loại nấm này thường sống trong khoang miệng của trẻ, khi chúng gặp điều kiện thuận lời sẽ phát triển lên và gây các bệnh về khoang miệng, đặc biệt là lưỡi.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị đẹn
- Lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trắng và những đường nứt nhỏ ở lưỡi, niêm mạc
- Khô, nứt nẻ ở góc miệng
- Trẻ trở nên biếng ăn, dễ cáu gắt và khó nuốt.
Khi trẻ sơ sinh bị đẹn có thể lây sang mẹ, cụ thể là vùng núm vú. Điều này sẽ tạo nên một chu kỳ lây nhiễm và lúc này người mẹ sẽ cảm thấy vùng vú:
- Cảm giác đau xuất hiện
- Ngứa dữ dội vùng vú
- Da bong tróc hoặc vùng vú trở nên nhạy cảm hơn
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đẹn
Bình thường, hệ miễn dịch của trẻ có thể giúp trẻ tự kiểm soát tốt lượng nấm Candida albicans. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, nấm và các vi sinh vật có hại sẽ phát triển. Nguyên nhân do:
- Thức ăn không đầy đủ dưỡng chất, chế biến không kỹ hoặc trẻ có vấn đề về tiêu hóa
- Dùng thuốc
- Hoặc trẻ bị nhiễm HIV, bệnh bạch cầu.
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm nấm hại trong quá trình sinh đẻ, chẳng hạn như người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo.
Chuẩn đoán trẻ sơ sinh bị đẹn
Bạn có thể kiểm tra bằng mất thường bởi triệu chứng của bệnh khá đặc trung, một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể lấy sinh thiết.
Biến chứng của bệnh đẹn
Trẻ sơ sinh bị đẹn sẽ hiếm xảy ra biến chứng nhung trẻ ban đầu có thể cảm thấy ăn kém ngon, hay quấy khóc và ngủ không sâu giấc.
Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu cộng thêm việc quan tâm của cha mẹ không được sát sao, nấm có thể xâm nhập vào máu và lan truyền ra khắp cơ thể.
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng cũng có thể dẫn tới tình trạng phát ban nặng.
Phòng ngừa và điều trị đẹn ở trẻ sơ sinh
- Mẹ nên lau lưỡi hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
- Dùng thuốc kháng nấm và kem chống nấm cho ngực của mẹ. Khi dùng thuốc này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc và cách dùng để tránh gây hại cho cả mẹ, bé.
- Rửa sạch núm vú, núm chai mỗi ngày với dấm loãng và để khô.
- Nên dùng miếng đệm điều dưỡng để ngăn chặn các loại nấm sang quần áo.
Vậy là chỉ với một chút thời gian tìm hiểu, bạn đã biết thêm một vài thông tin về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh rồi đúng không nào. Đẹn ở trẻ sơ sinh dễ mất sau 1-2 tuần nhưng cũng dễ quay trở lại. Do đó, để đảm bảo cho bé có một hệ miễn dịch tốt nhất, bạn nên cân bằng chế độ ăn uống và vệ sinh đúng cách cho trẻ. Đừng quên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện thêm những dấu hiệu bệnh một cách sớm nhất nhé.