Những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng

Hiện nay tình trạng tiêm phòng cho trẻ gặp rất nhiều thông tin trái chiều về tiêm phòng và tác dụng thực của vacxin, 1 số trường hợp tử vong, hoại tử của 1 bộ phận cơ thể sau tiêm…khiến nhiều mẹ hoang mang, lo lắng và vô cùng băn khoăn khi đưa con đi tiêm phòng. Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng và câu trả lời sau đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng-1

 

1/ Có thể trì hoãn việc tiêm vacxin cho con được không? Trì hoãn trong bao lâu?

Trên thực tế, việc tiêm vacxin có thể trì hoãn được, số lượng trẻ sơ sinh được tiêm đúng ngày không nhiều. Tuy nhiên, cho con tham gia tiêm vacxin đúng theo thời hạn của lịch tiêm chủng quốc gia luôn là lời khuyên tối ưu dành cho các bậc phụ huynh. Nhưng nếu trẻ chưa được tiêm, mẹ có thể cho bé tiêm lùi lại sau, và nên nhớ đừng trì hoãn quá lâu và cần hỏi ý kiến bác sỹ cũng như thông báo thời gian muộn cụ thể của bé trước khi tiêm.

2/  Khi nào không nên đưa con đi tiêm?

Khi sức khỏe của con không đảm bảo hoặc đang mắc các vấn đề như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da….mẹ không nên đưa con đi tiêm chủng.

3/ Nên đưa con đi tiêm vacxin vào buổi sáng hay buổi chiều?

Mẹ nên cho con tiêm chủng vào buổi sáng là tốt nhất. Vì nếu tiêm vào buổi chiều, mẹ sẽ phải rất vất vả nếu trẻ xảy ra các phản ứng xấu như khóc quấy, sốt vào ban đêm.

4/ Sau khi tiêm vacxin cho con xong về nhà sẽ có những phản ứng gì? Làm gì để phòng tránh?

Khi khi cho bé tiêm vacxin xong, mẹ nên lưu ý cho bé uống bổ sung nhiều nước hơn bình thường, đo thân nhiệt trẻ và thường xuyên kiểm tra những phản ứng bất lợi thường thấy ở trẻ như sốt, khóc quấy hay sưng vết tiêm.

Xem Thêm  Tác hại khôn lường của thuốc tránh thai khẩn cấp

5/ Nếu lần đầu đưa con đi tiêm vacxin bị sốt thì lần sau có bị sốt không? Có nên đưa con đi tiêm tiếp không?

Việc trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin là chuyện thường thấy ở các trẻ nhỏ, tuy nhiên nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Vì thế cũng rất bình thường nếu mũi 1 con bị sốt, nhưng mũi thứ 2 lại không. Do đó, mẹ đừng thấy con bị sốt mà không cho con tiêm nữa nhé, tiêm vacxin vẫn là việc cần phải thực hiện đấy.

6/ Xử lý thế nào khi con bị sốt sau tiêm vacxin? 

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39 độ C), kèm theo tình trạng quấy khóc. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh. Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt hoặc dán miếng dán sốt cho bé.

Những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng-2

7/ Có khi nào con tiêm vacxin xong nhiều ngày sau mới sốt không?

Một số trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt. Thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, và cũng có trường hợp sau khi tiêm phòng bệnh quai bị.

8/ Mẹ cần mang theo nhưng gì khi cho con đi tiêm vacxin?

Cho trẻ đi tiêm mẹ cần lưu ý mang đầy đủ những giấy tờ liên quan đến việc tiêm chủng trước đó của trẻ, sổ tiêm chủng, sổ khám bệnh, sổ dinh dưỡng.  Nên cho bé mặc quần áo dễ cởi. Với bé tuổi chập chững, mẹ có thể cho bé mặc áo thun lớn và quần rộng.

9/ Trong quá trình cho con tiêm vacxin mẹ cần quan sát những gì?

Mẹ nên chú ý quan sát kỹ:

  • Vacxin của con có được lấy nguyên hộp từ tủ lạnh không?
  • Hạn sử dụng của vắc xin, tên và nước sản xuất vắc xin.
  • Ống nước pha và quy trình pha thuốc của y tá thực hiện tiêm có đúng không.
Xem Thêm  Bóng cười là gì? Tác hại của bóng cười đối với sức khỏe

10/ Mẹ nên hỏi bác sĩ những gì khi cho con rời khỏi phòng tiêm?

Các mẹ nên đặt các câu hỏi:

  • Bé có thể bị các tác dụng phụ nào?
  • Tôi nên làm gì nếu bé xuất hiện các tác dụng phụ đó?
  • Dấu hiệu nào đáng lo?
  • Khi nào con tôi tiêm phòng tiếp theo?

11/ Mũi tiêm đầu tiên của con là khi nào?

Trẻ thường sẽ được tiêm mũi vitamin K đầu tiên ngay khi mới chào đời. Tiêm vitamin K cho trẻ mới sinh là một biện pháp dự phòng chủ động, tránh hiện tượng xuất huyết não – màng não hay gặp ở trẻ lúc khoảng 1 tháng tuổi.

12/ Tại sao sau khi tiêm mũi lao lúc 1 tháng tuổi thì hay bị sưng đỏ vết tiêm?

Hiện Việt Nam dùng vacxin phòng lao BCG sống đông khô. Trẻ sơ sinh được tiêm một mũi văcxin BCG càng sớm càng tốt. Sau khi tiêm BCG, trẻ sẽ có phản ứng, tại nơi tiêm có thể loét to kéo dài hoặc thành một áp-xe. Tuy nhiên đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Thông thường nốt sần xuất hiện ngay sau khi tiêm và tự mất đi trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét bằng đầu bút chì rồi tự lành để lại sẹo đường kính khoảng 5mm, điều đó chứng tỏ việc tiêm vắc-xin cho trẻ đã có hiệu quả.

Những câu hỏi thường gặp về tiêm chủng-3

13/ Vacxin 5 trong 1 và 6 trong 1 khác nhau như thế nào?

Vắc xin 5 trong1 hay 6 trong1 là tên gọi số lượng vacxin phòng bệnh trong một lần tiêm.

  • Vacxin 5 trong1 phòng được 5 bệnh:  Bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bại liệt và nhiễm trùng do Hib.
  • Vacxin 6 trong1 bổ sung thêm Viêm gan siêu vi B.

Nếu trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 thì cần tiêm đủ 3 mũi Viêm gan B riêng.

14/ Tiêm nhiều loại vacxin cùng một lúc có làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị ốm, sốt hay quá tải hệ miễn dịch?

Xem Thêm  Công dụng của yến sào cho người già

Khoa học đã chứng minh rằng tiêm cho trẻ nhiều loại vắc xin cùng lúc không gây tác dụng phụ lên hệ thống miễn dịch của trẻ. Trẻ tiếp xúc với hàng trăm chất ở bên ngoài kích thích đáp ứng miễn dịch hàng ngày, như ăn thức ăn cũng sản sinh ra kháng nguyên trong cơ thể và vi khuẩn sinh sống ở miệng và mũi. Trẻ tiếp xúc với kháng nguyên từ cảm cúm thông thường hoặc viêm họng nhiều hơn là từ vắc xin. Khi cho trẻ tiêm nhiều loại vắc xin cùng một lúc, mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, trẻ cũng sẽ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng và quan trọng là hạn chế số lần tiêm, vốn là điều trẻ rất sợ.

15/ Khi nào nên đưa con đi bệnh viện?

Mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám khi thấy những biểu hiện sau:

  • Sốt cao từ 38.5 độ trở lên, có uống thuốc hạ sốt mà vẫn không giảm.
  • Nổi ban.
  • Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém…. nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ.
  • Co giật hoặc co giật giống như động kinh.
  • Tím tái.
  • Mất ý thức.

16/  Có nên đắp mẹo hay chườm khoai tây lên vết tiêm để tránh sưng cho con?

Sau khi tiêm chủng, trẻ cần phải ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường.

Các bà mẹ không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin.

Chúc các mẹ có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị cho bé yêu được tiêm chủng đầy đủ vacxin nhé!

Bài Liên Quan: