Sự hình thành và phát triển của Tây Âu được diễn ra vào thế kỉ thứ V, trên lãnh thổ của đế quốc Rôma trước kia, dần hình thành các vương quốc mới của người ” Man tộc”. Quan hệ sản xuất phong kiến cũng dẫn được thiết lập và củng cố. Qúa trình phong kiến hóa diễn ra, điển hình nhất là ở Vương quốc Phơ-răng.
I.Sự hình thành vương quốc Giecs- man
– Người Giesc-man là một trong những người thuộc bộ tộc chủng tộc Arian đến sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rooma từ nhiều thế kỉ trước Công Nguyên
– Vào những thế kỉ đầu của Công Nguyên, chế độ công xã nguyên thủy của người Giesc-man đâng trong quá trình tan rã. Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, người Giecs-man có nhu cầu mở thêm dất đai để sinh sống. Vì vậy, từ cuối thế kỉ II đã có một số dân tộc người Giesc-man như người Tây Gốt, Phơ-răng di cư vào lãnh thổ đế quốc Rooma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rôma.
– Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giecs-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rôma.
– Sự khủng hoảng về kinh tế và chính trị ở thời hậu kì đế chế đã làm cho Rôma không còn sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người ” man tộc. Vì thế họ dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ của đế quốc, chiếm đất đai và lập nên những vương quốc của riêng mình.
– Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rôma, người Giecs-man đã chiếm đoạt một bọ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rôma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, lập thành các công xã nông thôn. Như vậy chế độ công xã của người Giecs-man bị tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.
II. Qúa trình phong kiến hóa của vương quốc Phơ-răng
– Trong số các vương quốc ” man tộc” của người Giecs-man, vương quốc Phơ-răng giữ gìn một vai trò quan trọng và thể hiện rõ nhất trong quá trình phong kiến hóa.
– Trong quá trình xâm lược, Clô-vít đã chiếm rất nhiều điền trang rộng lớn của quý tộc, chủ nô Rôma và mang đất đai đó ban tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân cận của mình.
– Qua các cuộc chiến tranh, các lãnh chúa đã cướp thêm nhiều ruộng đất, của cải và nông nô. Chúng biến những đất đai chiếm được thành lãnh địa riêng của mình.
– Đến thời Sác-lơ-Mác-ten, chế độ phong kiến ở vương quốc Phơ-răng lại phát triển hơn một bước. Sác-lơ-Mác-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo chúng những điều kiện phục vụ quân sự.
– Theo hình thức này các lãnh chúa được phong cấp ruộng đất không có quyền thừa kế, mà chỉ được nhận ruộng đất khi làm nhiệm vụ, nghĩa là phải trung thành với nhà Vua, thực hiện nghĩa vụ quân sự,…. Tùy theo chức tước lớn nhỏ và lãnh địa rộng hẹp mà lãnh chúa được coi là công tước, hầu tước hay bá tước. Những lãnh chúa này khithực hiện nghĩa vụ quân sự phải kèm theo một đội kị binh lớn nhỏ tùy theo số lượng đất phong cấp. Các lãnh chúa lớn lại dùng những ruộng đất đó phong cấp cho các vị lãnh chúa nhỏ hơn ở cấp dưới, cùng với những điều kiện tương tự như vậy.
– Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Họ chuyên làm nghề võ sĩ để bảo vệ lãnh chúa và phục vụ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh. Thế là trong xã hội phong kiến đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân- bồi thần bất di bất dịch.
– Vương quốc Phơ- răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-Ma-nhơ. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toàn bộ miền Trung Âu và Bắc I-ta-li-a, lập nên một đế quốc phong kiến rộng lớn- đế quốc Sác-lơ-Ma-nhơ. Ông lên ngôi Hoàng Đế, tự coi mình là người thừa kế các Hoàng Đế Rôma thời cổ đại.