Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ

Đái dầm về đêm ở trẻ là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, chứng này thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi nhưng có khoảng 15% đến 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này, thậm chí có những trẻ ở độ tuổi từ 10 – 15 tuổi vẫn còn bị đái dầm. Nhưng nếu khi lên 7 tuổi mà trẻ vẫn bị đái dầm thì có thể coi là bất thường và có thể do trẻ bị căng thẳng về mặt tâm lý tình cảm. Tình hình sẽ trở nên tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng. Hôm nay tindep.com sẻ chỉ ra các nguyên nhân của chứng đái dầm về đêm ở trẻ cho các bậc cha me. Cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-1

Những nguyên nhân trẻ hay đái dầm đêm

Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong lúc ngủ, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Nguyên nhân thường do cung phản xạ thần kinh kiểm soát việc đi tiểu phát triển chưa hoàn thiện. Khi trẻ lớn, thường sau 5 tuổi, đái dầm sẽ giảm và tự hết mà không cần phải can thiệp điều trị. Sau đây là một số nguyên nhân gây tình trạng đái dầm ở trẻ.

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-2

1. Yếu tố di truyền

Bệnh đái dầm có yếu tố di truyền. Nếu bố và mẹ đều bị đái dầm lức nhỏ thì 70-75% con cái của họ sẽ bị bệnh này. Tỷ lệ này giảm còn khoảng 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không có ai trong gia đình từng mắc chứng này khi nhỏ. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị đái dầm thì 40% anh chị em của trẻ cũng có nguy cơ đái dầm.

Xem Thêm  Cách khôi phục dữ liệu đã xóa nhanh chóng

2. Rối loạn nội tiết tố

Mức hormone chống bài niệu (Antidiuretic hormone) ở trẻ bị đái dầm thấp hơn bình thường. Hormone này có tác dụng ức chế việc sản xuất nước tiểu trong khi ngủ. Điều này có nghĩa là khi lượng hormone này bị giảm, trẻ sẽ có lượng nước tiểu trong khi ngủ cao hơn các bạn cùng lứa, dẫn đến việc đái dầm.

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-3

3. Nhiễm trùng đường niệu

Một số trẻ mắc một số bệnh cũng làm gia tăng chứng đái dầm. Nhiễm trùng đường niệu cũng có thể gây đái dầm, đây là loại nhiễm trùng hay gặp ở trẻ. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em gái gặp nhiều hơn trẻ em trai do niệu quản ngắn hơn, lỗ đái quá gần hậu môn, nhất là khi vệ sinh kém.

Trong các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh viêm bàng quang là loại hay gặp nhất do viêm ngược dòng. Một số bệnh làm giảm dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống cũng gây nên đái dầm như viêm cấp tính, sỏi, dị dạng bẩm sinh và hẹp bao quy đầu ở trẻ con trai. Tỷ lệ các trẻ em trai hẹp bao quy đầu gây đái dầm chiếm tỷ lệ khá cao.

Trong trường hợp khác bé bị dị dạng đường tiết niệu: Bất thường van niệu quản ở trẻ trai hoặc bất thường niệu đạo ở trẻ gái. Bàng quang nhỏ hơn bình thường làm giảm khả năng giữ được nước tiểu lâu trong bàng quang. Trong một số trường hợp do trẻ bị bất thường cột sống.

Xem Thêm  Bảng giá sữa cho bà bầu cập nhật mới nhất 2020

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-4

4. Bàng quang kém

Trẻ đái dầm có thể do bàng quang kém: thể tích bàng quang nhỏ, khả năng chứa nước tiểu thấp hơn bình thường… Biểu hiện của những trẻ này là đi tiểu thường xuyên, vội vàng, khả năng nhịn tiểu kém.

5. Ngủ quá sâu giấc (rối loạn giấc ngủ)

Do rối loạn giấc ngủ mà bé khó thức dậy từ giấc ngủ sâu dù khi ấy bàng quang đã đạt dung tích căng đầy nước tiểu nhưng trẻ vẫn không thể tỉnh giấc do ngủ quá sâu hoặc trẻ ngủ mơ thấy mình đã đi tiểu ở ngoài mà không ý thức được là đái dầm trên giường..

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-5

6. Vấn đề bệnh lý

3% các trường hợp trẻ bị đái dầm là do vấn đề bệnh lý. Một số bệnh có khả năng gây ra hiện tượng đái dầm như: táo bón, thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường…

7. Yếu tố tâm lý

Trẻ có thể bị đái dầm thứ phát do những căng thẳng về mặt tâm lý như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, biến cố gia đình, chấn thương tâm lý… Chứng đái dầm ở trẻ em tuổi học đường (trên 5 tuổi) phổ biến nhất là dạng tiền phát, chủ yếu do yếu tố tâm lý. Học tập căng thẳng, áp lực từ bố mẹ… có thể khiến trẻ lo lắng, gây rối loạn tâm lý và đái dầm. Đôi khi do thay đổi  môi trường học (từ mẫu giáo lên lớp một), trẻ chưa thích nghi ngay được, dẫn đến lo lắng, sợ sệt, bị bạn bè bắt nạt… và dẫn đến tình trạng trên. Với những trường hợp này, đái dầm thường tự biến mất khi các rắc rối tâm lý được giải quyết.

Xem Thêm  Thực đơn tốt cho hệ tiêu hóa của bé!

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-6

8. Ăn uống

Nếu ban ngày trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nước và uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể gây ra hiện tương đái dầm. Vì khả năng nhịn tiểu ở trẻ em còn kém.

9. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ còn do một số nguyên nhân khác tạo thành như: lười vệ sinh, giun kim, táo bón, bị lạm dụng tình dục…

Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ rất đa dạng, tùy theo từng trường hợp khác nhau. Vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm tới con mình, tránh cái nhìn phiến diện để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân của chứng tè dầm về đêm ở trẻ-7

Trẻ đến tuổi đi học vẫn đái dầm cũng có thể do không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Chính điều này lại tác động trở lại tâm lý trẻ, khiến trẻ căng thẳng hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục. Vì vậy, cách tốt nhất khi trẻ có bệnh này là đưa đến bác sĩ.

Bài Liên Quan: