Khám phá nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ

Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh không thể điều trị để khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị bằng cách kiểm soát chứng bệnh, giảm biến chứng và tần suất và hậu quả cơn hen suyễn mang lại. Thực tế, bệnh hen suyễn ở trẻ em được chuẩn đoán lắm khi chậm trễ, nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi. Điều này khiến hạn chế hiệu quả điều trị, trẻ thường xuyên bị lên cơn, phải nhập viện, thậm chí có thể tử vong. Thế nên bệnh hen suyễn là 1 vấn đề cần sự quan tâm đúng mức, qua đây tindep.com sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh và nguyên nhân gây bệnh để có cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

Khám phá nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ-1

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là là 1 bệnh viêm mãn tính đường dẫn khí, gây phù nề và chít hẹp đường thở dẫn đến việc hiện tượng khó thở và khò khè. Khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích, tình trạng hẹp đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ co thắt, chứa chất nhầy gây nên gây ra khó thở, ho, khò khè được gọi là lên cơn hen.

Hen suyễn là bệnh có tính chất di truyền gia đình, và hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm, lây lan

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn:

Bệnh hen suyễn mặc dù chưa thể xác định hết các nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng theo các chuyên gia thì có rất nhiều các tác nhân có khả năng gây bệnh hen hoặc gây nguy cơ cao của bệnh hen suyễn.

Xem Thêm  Polyp túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố khác như thời tiêt, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật…), vi sinh vật (1 số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc), thức ăn (tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản), hay vận động quá sức cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh hen suyễn.

Khi các tác nhân này kích thích lên phế quản, chúng gây ra phản ứng viêm dẫn đến tình trạng chít hẹp đường thở. Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất gây ra tình trạng hen suyễn ở trẻ. Lúc này, phế quản bị phù nề, sưng đỏ và tiết ra 1 lượng chất nhầy cao từ các mô viêm làm tăc nghẹt trong lòng phế quản. Trong các cơn hen cấp tính còn xảy ra tình trạng co thắt phế quản gây khó thở và các phản ứng quá phát của cơ thể, có nghĩa là khi bệnh nhân bị hen suyễn, đường thở bị co thắt và càng trở nên nhạy cảm hơn, sẽ phản ứng mạnh hơn đối với các tác nhân gây dị ứng, kích thích và các vi sinh vật.

Phòng và trị bệnh hen suyễn cho trẻ

Bệnh hen suyễn không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mà các phương pháp đều hướng tới việc kiểm soát bệnh và hạn chế các chứng bệnh cũng như các biến chứng:

  • Hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết.
  • Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng: Thường xuyên vệ sinh, giặt giũ áo gối, chăn mền, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà, hoặc các động vật có khả năng gây dị ứng. Vệ sinh nhà cửa, xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu…
  • Không hút thuốc khi gần trẻ
  • Tránh căng thẳng, stress tâm lý trong trường học, gia đình… Tránh vui buồn quá độ.
  • Tránh những hoạt động gắng sức.
Xem Thêm  Viên vitamin C sủi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ, trẻ sẽ được theo dõi thường xuyên các thay đổi để giảm bậc hoặc nâng bậc tùy theo khả năng điều trị của cơ thể:

  • Giảm bậc nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng.
  • Nếu điều trị như trên sau 1 tháng không khống chế được thì xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị.

Những thông tin chia sẻ về nguyên nhân hen suyễn ở trẻ nhằm mục đích giúp các bậc làm cha mẹ biết nhiều hơn những thông tin hữu ích để phòng tránh và chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Cha mẹ hãy là người chủ động tim hiểu và bảo vệ tốt nhất cho con mình nhé!

Bài Liên Quan: