Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết cổ truyền

Bánh chưng là loại bánh quen thuộc đối với người Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. Cứ vào mỗi dịp tết, đa số nhiều gia đình người Bắc đều tổ chức nấu bánh chưng tại nhà để cúng tổ và đãi khách hoặc đem làm quà biếu. Bánh chưng đã có từ rất lâu và còn lưu truyền mãi đến ngày nay. Mỗi độ xuân về, hình ảnh những chiếc bánh chưng luôn được sử dụng để trang trí vào cây mai, cây đào, nhà cửa,… Bánh chưng rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết về nguồn cội của nó. Hôm nay, bài viết này sẽ giúp các bạn khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày tết cổ truyền.

1. Nguồn gốc của bánh chưng ngày Tết

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết cổ truyền-1

Bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng nước ta ngày xưa. Có câu chuyện kể rằng, trong một dịp đầu năm, vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho các hoàng tử, ông lệnh cho các con mình vào ngày đó, người nào làm vừa ý vua thì sẽ được truyền lại ngôi vị. Thế là các hoàng tử đều thi nhau mang tất cả những thứ quý báu trên đời, sơn hào hải vị đến dâng cho vua, nhưng tất cả đều vị vua chối từ. Có một vị hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu, anh không có nhiều của cải vật chất như các anh em của mình.

Xem Thêm  Cách tặng quà Valentine theo kiểu cổ điển

Vào một đêm nọ, trong giấc ngủ Lang Liêu được báo mộng “Trời đất không có gì quí bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ”. Thế là anh làm theo và dâng những món quà ấy lên cho vua cha. Khi nhà vua ăn món bánh liền rất vui mừng và cuối cùng lựa chọn Lang Liêu làm người kế vị.

Trong câu nói trên, “gạo nặng thành hình tròn” chính là bánh dày và “hình vuông” chính là bánh chưng. Và từ đó, cứ vào mỗi dịp lễ tết, người dân thường nấu bánh chưng, bánh dày để cúng trời đất trở thành phong tục cho đến ngày nay.

2. Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là một món ăn truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Tại sao người ta vẫn hay gói bánh chưng vào ngày tết? Điều đó có ý nghĩa gì? Không phải ai cũng biết được ý nghĩa sâu xa bên trong của loại bánh này. Để biết được ý nghĩa của loại bánh đặc trưng này hãy cùng xem dưới đây:

– Ý nghĩa văn hóa của bánh chưng:

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết cổ truyền-2

Theo truyền thuyết Lang Liêu, bánh chưng có hình vuông được làm bằng nếp dẻo tượng trưng cho mặt đất. Ngày xưa, người Việt sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết vì thế bánh chưng được xuất hiện trong các mâm cỗ tết để thể hiện lòng biết ơn của người dân đến trời đất. Ngoài ra, bánh chưng cũng chính là thể hiện tấm lòng và sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ cũng như tấm lòng của Lang Liêu dành cho vua Hùng.

Xem Thêm  Những câu chúc tết 2020 ngắn gọn hay, ý nghĩa nhất

Vào những dịp tết, phong tục con cái làm bánh chưng dâng tặng lên cha mẹ là để thể hiện sự hiếu thảo và lòng biết ơn đối với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.

– Ý nghĩa tinh thần của bánh chưng:

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết cổ truyền-3

Vào những ngày đầu tết nguyên đáng, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của bánh chưng. Mỗi gia đình sẽ gói bánh chưng và quây quần bên bếp lửa nấu bánh. Đây là giây phút gia đình sum họp cùng nhau và cũng là ý nghĩa tinh thần thể hiện sự đoàn tụ của các thành viên sau một năm vất vả.

Một cái tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi màu xanh của bánh chưng, bánh chưng không chỉ là loại bánh đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc, là nét đẹp tinh thần của dân tộc ta.

Ngày nay, ở một số gia đình sống trong thành phố, mặc dù không còn hình ảnh tự gói bánh chưng nữa nhưng mỗi dịp tết, trên bàn thờ tổ tiên đều không hề thiếu loại bánh đặc trưng và ý nghĩa này.

– Bánh chưng tốt cho sức khỏe:

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết cổ truyền-4

Xét về mặt ẩm thực và sức khỏe thì đây là một loại bánh rất tốt và bổ dưỡng. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo cung cấp cho chúng ta nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho cơ thể. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan. Thịt lợn cung cấp đạm, chất béo, giúp tăng thêm vị ngậy và độ dẻo của bánh.

Xem Thêm  Những mẫu áo dài cách tân đẹp nhất hiện nay 2019

Cứ mỗi năm vào dịp tết hay lễ hội, đám tiệc trong gia đình, người ta thường làm bánh chưng theo tục lệ để cúng tổ tiên, cúng trời đất và cũng để báo hiếu. Đây là nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng ngày tết cổ truyền của dân tộc ta không phải ai cũng biết. Tết này nếu bạn muốn làm bánh chưng cho gia đình thì hãy tham khảo cách làm bánh chưng ngon ở đây. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cám ơn đã đọc tin!

Bài Liên Quan: