Bé biếng ăn, bỏ ăn là tình trạng chung khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên khi bé có dấu hiệu mọc răng thì tình trạng biếng ăn lại kéo dài ( khoảng từ 6 – 9 tháng tuổi ) luôn khiến cho nhiều cha mẹ rất đau đầu, lo lắng trong việc giải quyết tình huống này khi thấy bé khó chịu, biếng ăn và sụt cân. Chính vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị trước để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Nhận biết triệu chứng mọc răng ở trẻ
Những ngày thường bé vẫn ăn uống đầy đủ và rất nghiêm túc, tuy nhiên khi bắt đầu mọc răng, cơ thể trẻ sẽ có một số biến đổi làm bé khó chịu như: hay sốt nhẹ, hay chảy nhiều nước bọt, nướu hơi sưng lên, đỏ, ấn nhẹ vào sẽ làm bé hơi đau,hay mút ngón tay, thỉnh thoảng hay đi phân loãng và không chịu ăn uống gì nhiều. Giai đoạn này cha mẹ cần nên quan tâm trẻ nhiều hơn.
2. Tại sao bé biếng ăn khi mọc răng
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, lúc này các bé đang bước vào giai đoạn mọc răng. Để răng có thể nhô ra ngoài được, thì các bé thường bị sưng nướu, có bé còn bị viêm, tấy đỏ hoặc thậm trí là bị loét. Bé thường hay bị chảy dãi nhiều hơn, cằm quanh miệng nổi ban, sốt, tiêu chảy, rôm sảy, sổ mũi, ho… và như vậy thì khó mà bé có thể không biếng ăn. Vì vậy, bạn hãy là những bậc cha mẹ hiểu biết tâm lý của con và khéo léo chăm sóc trẻ để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng trẻ biếng ăn khi mọc răng dẫn tới sút cân.
3. Nên làm gì khi trẻ biếng ăn khi mọc răng
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, các mẹ sẽ thấy các triệu chứng cơ bản như: khó chịu, mệt mỏi, lười ăn, hay cáu bẳn và làm nũng bố mẹ. Trẻ thường sốt nhẹ và đôi khi còn kèm theo chứng tiêu chảy. Lợi sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, bạn cần hết sức cẩn thận với việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ, vì trẻ sẵn sàng đưa vào miệng tất cả những gì có trong tay. Cảm giác khó chịu của trẻ có thể tăng lên gấp nhiều lần khi những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện. Cho bé những vật nhẹ và mềm để bé có thể cắn khi bị ngứa lợi. Đây là cũng là cách để kích thích lợi và làm răng mọc dễ dàng hơn, ít gây đau cho bé hơn. Khi trẻ quấy khóc nên kiên nhẫn dỗ và chơi với bé để bé quên đi cơn đau, không quát mắng. Hãy thể hiện tình cảm cho bé bằng cách an ủi, ôm ấp, trò chuyện hoặc có thể chơi cùng bé. Nếu thấy bé đau dữ dội thì nên đưa bé đi khám ngay.
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ và đau nhiều, có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sỹ, không được để trẻ sốt quá cao. Trường hợp bé sốt nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc. Sau khoảng vài ngày, bé sẽ tự khỏi. Ngoài cơ thể bị sốt bé còn có triệu chứng đi ngoài nên mẹ cần cho bé uống nước đầy đủ để bù lại lượng nước đã bị mất đi. Có thể cho bé uống nước trắng hoặc cho bé uống nước hoa quả càng tốt.
Các mẹ nên chú ý giữ vệ sinh và làm sạch nướu cho trẻ khi bú sữa hoặc sau khi ăn. Khi vệ sinh nướu, các mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, từ tốn, dùng miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh ngón tay để lau và massage nướu và răng cho bé dễ chịu. Các mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ trước khi mat – xa tránh đưa vi khuẩn vào miệng trẻ. Cũng nên cho trẻ uống nước lọc ấm sau khi bú và ăn xong. Nhớ thường xuyên lau sạch nước miếng cho bé.
Nên thay đổi chế độ ăn của trẻ thường xuyên trong những ngày trẻ mọc răng xem sao. Chúng ta có thể thay những món ăn hàng ngày bằng sữa bột hoặc cháo loãng. Những thức ăn mềm, được nấu nhuyễn sẽ hạn chế việc sử dụng răng của trẻ, tránh những tổn thương và đau đớn khi nhai. Bên cạnh đó những món ăn mềm lại lạ miệng có thể sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều. Do trẻ không ăn được nên trong thời gian này các mẹ có thể tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ. Những thực phẩm này sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn trẻ mọc răng.
Bất cứ trẻ nhỏ nào cũng đều phải trải qua giai đoạn mọc răng nên việc nắm vững những kiến thức sẽ giúp bậc cha mẹ không còn phải lo lắng cũng như giúp trẻ không còn biếng ăn, không còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trên đây là những chia sẻ về việc khắc phục tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn, hi vọng rằng bạn sẽ có những hiểu biết cần thiết và chuẩn bị sẵn tâm lý để cùng bé vượt qua giai đoạn này.