Cũng giống như người lớn, giấc ngủ đối với trẻ nhỏ khá quan trong để duy trì một sức khỏe ổn định. Thế nhưng nếu trẻ ngủ không ngon giấc thì mẹ cần phải làm sao đây. Bài viết dưới đây, wikicachlam sẽ chia sẻ với bạn 10 lý do khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ và cách giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất.
Những lý do khiến bé sơ sinh khó ngủ
1. Bé đang đói
Những tháng đầu đời, bé sơ sinh phát triển khá nhanh. Mặc dù thời điểm này bé không bú hoặc ăn quá nhiều nhưng bữa ăn sẽ diễn ra liên tục, hoặc chỉ cách nhau vài giờ. Nếu trẻ hoạt động nhiều, việc tiêu hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.
Giải pháp: Bạn cần cho bé ăn dặm hoặc bú thường xuyên. Không nên cho trẻ bú quá no để tránh bị bị trớ hoặc cảm thấy khó tiêu hóa khi ngủ.
2. Bé đang khát
Trẻ khát nước cũng sẽ hay tỉnh ngủ vào giữa đêm, đặc biệt là thời tiết mùa hè.
Giải pháp: Cho bé uống một chút nước khi ngủ, với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa. Không nên để trẻ đói hay khát mới cho bú mà bạn cần cho cơ thể bé được ngậm nước.
3. Bé cảm thấy hưng phấn hoặc kích thích
Khi bé cảm thấy hưng phấn, bé sẽ thấy khó ngủ hơn. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ của trẻ hoặc bé lại hay thức tỉnh vào đêm.
Giải pháp: Bạn nên tránh cho bé chơi những trò chơi cảm giác hoặc tiếp xúc với tivi, đài để nhằm hạn chế sự chú ý của bé trước giờ đi ngủ.
4. Bé cần được chuyển động
Một điều tưởng chừng chẳng hề liên quan nhưng bạn có biết, ngay từ khi còn trong bụng mẹ thì bé đã thích sự chuyển động. Khi bé chào đời, việc hay vận động hoặc chuyển động của bé sẽ giúp kích thích sự phát triển của cơ bắp, thể chất và giảm sự căng thẳng.
Giải pháp: Nếu trẻ cảm thấy thích sự chuyển động, bạn không nên gò ép. Trẻ khi di chuyển mệt sẽ tự động buồn ngủ và có giấc ngủ ngon hơn.
5. Bé muốn được bú sữa
Đôi khi không phải đói hoặc khát mà bé mới muốn bú sữa. Đơn giản chỉ là ngậm một cái gì đó cũng sẽ khiến trẻ ngủ ngon hơn. Đây được xem là một nhu cầu, một phản xạ tự nhiên của trẻ.
Giải pháp: Bạn có thể cho bé ngậm ti giả khi ngủ, nhưng bạn nên nhớ chọn loại ti giả phù hợp với miệng và tháng tuổi của trẻ. Dần dần tập cho trẻ thói quen không ngậm ti giả để bé nhanh vào giấc hơn, ngủ ngon hơn nhé.
6. Bé đang mọc răng
Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, trẻ sẽ ngủ ngắn hơn, ngủ ít hơn. Một số trẻ còn bị sốt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc sốt phát ban.
Giải pháp: Chườm khăn lạnh lên chiếc răng để làm giảm đau nhức hoặc cho trẻ nhai một thứ gì đó man mát.
7. Bé học được nhiều kỹ năng mới
Bé tỉnh dậy nhưng không khóc, bé muốn được chơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.
Giải pháp: Đừng lo lắng về điều này mà bạn hãy vui và chơi với trẻ. Sau khi chơi xong một lát, bạn có thể cho bé ngủ tiếp nhé.
8. Do sức khỏe của bé không được tốt
Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu nên khá dễ mắc các bệnh liên quan về đường hô hấp, bệnh ngoài da.
Giải pháp: Bạn nên xác định nguyên nhân dẫn đến các bệnh này là gì, cần cách ly hoặc tách bé ra khỏi các nguyên nhân gây bệnh. Không tự ý dùng thuốc điều trị cho trẻ mà cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
9. Trẻ muốn được thay đổi thói quen
Đơn giản chỉ là bé muốn được thức muộn hơn, dậy sớm hơn và chơi nhiều hơn.
Giải pháp: Mỗi đứa trẻ đều có lịch trình không giống nhau nhưng bạn có thể rèn thói quen của trẻ ngủ đúng giờ và vào nếp hơn để trẻ không quấy.
10. Bé muốn được gần gũi với mẹ
Mọi đứa trẻ đều mong muốn được gần gũi với người thân, đặc biệt với mẹ. Bởi bé thích cảm giác được ôm ấp, được nựng và được vuốt ve.
Giải pháp: Bạn không nên rời xa bé hoàn toàn khi bé ngủ. Việc rèn cho trẻ tính tự lập có thể được thực hiện dần dần.
Hi vọng với bài viết chia sẻ về 10 lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và những giải pháp đi kèm trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hay để chăm bé nhé. Chúc bạn thành công và chúc bé yêu sẽ luôn mau lớn từng ngày.