Làm văn: phân tích nhân vật bà cụ tứ

Viết bài văn chủ đề phân tích nhân vật bà cụ tứ trong tác phẩm Vợ nhặt, các em học sinh muốn tìm thêm tài liệu hay đọc bài viết này.

Làm văn: phân tích nhân vật bà cụ tứ-1

Dàn ý

I. Giới thiệu

– Vợ nhặt tác phẩm của Kim Lân

– Cụ tứ nhân vật chính của tác giả tạo nên.

– Xuất thân là người dân nghèo thời kì khó khăn, đói khổ

– Người mẹ có nhiều tâm trạng diễn biến phức tạp.

II. Phân tích

1. Cụ Tứ ngạc nhiên khi aanh Tràng dắt vợ về

– Con trai lấy vợ lúc khó khăn, cụ ngạc nhiên.

– Bà cụ ngạc nhiên vì con xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ.

– Bà cụ tuy vui cho con nhưng lại lo lắng vì hoàn cảnh gia đình lúc này nghèo đói, bần hàn.

2. Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ

– Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ, bà nghĩ đến chồng, đến con gái trở nên buồn hơn

– Vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận làm mẹ mà không cưới nổi vợ.

– Nỗi buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn, đói khổ.

– Bà không biết lấy gì cúng tổ tiên, trình làng cho bà con đã lấy được vợ.

– Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu lo lắng cho tương lai chúng nó.

3. Nỗi lo của bà cụ Tứ

– Lo cho con trai, con dâu, gia đình có đủ sức vượt qua cảnh khó khăn này.

Xem Thêm  Top 15 giống chó khôn và dễ nuôi nhất ở Việt Nam

– Bà động viên con,dâu thương nhau, vượt qua khó khăn.

– Nỗi lo, nổi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình

4. Niềm tin vào tương lai, cuộc sống cụ Tứ

– Bà suy nghĩ những điều tích cực, mong vào tương lai tươi sáng.

– Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa.

– Vui vẻ trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên khi con trai có vợ.

– Nhân vật cứ Tứ mang lại niềm vui cho con đầu để vượt qua khó khăn.

III. Tổng kết

– Tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tính, hợp lý.

– Thể hiện tình yêu thương còn và sự nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm.

Bài viết:

“Vợ nhặt” truyện ngắn xuất sắc Kim Lân, truyện kể về đề tài người nông dân giai đoạn trước 1945, thời điểm này nạn đói đang diễn ra, với ngòi bút tinh tế của nhà văn đi sâu vào cuộc đời, tính cách của những người nông dân trong đó có bà cụ Tứ, để lại ấn tượng về một người mẹ mặc dù có thiếu thốn, đói khổ, nhưng lúc nào cũng yêu thương, mong muốn con hạnh phúc.

Trong thời điểm mà sự nghèo đói, khốn khổ khiến cho những nông dân của chúng ta phải chịu cảnh bần hàn,khổ cực khi bị vơ vét tàn nhẫn, khiến số phận của họ vô cùng bi đát.Lúc ấy việc kiếm miếng ăn đã là cái khó chứ đừng nói gì đến việc lo cho người khác. Nhưng, nhân vật Tràng con trai bà cụ Tứ lại sẵn sàng dắt người phụ nữ lạ mặt về nhà đòi cưới làm vợ, chỉ sợ lo thân mình không xong nói gì đến lo cho cuộc sống của người khác. Nhưng không bà cụ Tứ đã không cự tuyệt mà vui vẻ chấp nhận cô con dâu xa lạ kia, đối đãi với cô gái ấy với cả tấm lòng như người mẹ thực sự.

Xem Thêm  Những bộ phim về truy tìm kho báu hay nhất nên xem

Tác giả Kim Lân đã miêu tả trong vẻ ngoài người mẹ có phần xấu xí nhưng lại có trái tim tuyệt đẹp – trái tim ngập tràn yêu thương tình mẫu tử dành cho con, tấm lòng hết lòng vì con trai.  Trong cả câu chuyện từ giọng nói, cử chỉ, hành động của người đầy tinh tế, cách gọi nàng dâu của người mẹ trong lần nói chuyện là “con” để tỏ ý chấp thuận, cả trong cách bà động viên các con trong cảnh túng quẫn, dẫu biết rằng số phận đắng cay của cảnh nghèo nhưng bà chưa bao giờ bỏ cuộc…

Bà cụ Tứ dù trong cảnh nghèo khổ nhưng bà cụ Tứ dặn dò các con những lời nói chí tình chí lý “nhà mình nghèo hai đứa liệu bảo ban nhau làm ăn”. Bà động viên tinh thần cho cô con dâu “Nhờ may trời thương cho khấm khá…không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Những lời nói đó đều thể hiện bà là người nhân hậu, thấu tình đạt lý.

Bữa cơm đầu tiên của cả gia đình ăn cùng nhau khiến cho người đọc xúc động, đó chỉ là nồi cháo cám, bữa cháo cám thể hiện sự nghèo khó của người nông dân trong cảnh nghèo khó, bần hàn. Trong bữa ăn đó để xóa tan đi bầu không khí ảm đạm, ba con người ấy nói kể nhiều chuyện vui như Việt minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong pần cuối chuyện đó chính là hy vọng về tương lai tươi đẹp dành cho những người nông dân khổ cực, bần hàn.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách nuôi thỏ con mới sinh tại nhà toàn tập

Với ngòi bút tinh tế và cách khắc họa nhân vật tác giả Kim Lân tạo ra một nhân vật người mẹ nhân hậu, thương con, sẵn sàng dùm bọc trong cảnh khó khăn, tất cả đều khiến ai cũng phải ngưỡng mộ về nhân cách sống của bà cụ Tứ.

Rõ ràng bà cụ Tứ là nhân vật quan trọng trong truyện,tính cách của bà cũng là hình ảnh đại diện cho những người mẹ Việt Nam yêu thương, hết lòng vì đứa con thân yêu.

Bài Liên Quan: