Làm văn hay: Nêu vài ý kiến về số phận người phụ nữ xã hội xưa

Đề bài: Nêu vài ý kiến về số phận người phụ nữ xã hội xưa trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ.

Làm văn hay: Nêu vài ý kiến về số phận người phụ nữ xã hội xưa-1

Hãy cùng mình tham khảo bài văn bên dưới nhé!

Bài làm văn tham khảo

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một câu truyện trích trong “Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ. Đây là một câu chuyện dân gian. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Tác phẩm đã thể hiện cho ta thấy một các rõ ràng những bất công của xã hội xưa. Câu chuyện đã khắc hoạ rõ nét số phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng lúc bấy giờ. “Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện một cách đầy đủ sự tàn bạo và những lễ giáo cổ hủ của thời phong kiến.

Tác phẩm kể về nhận vật người phụ nữ Vũ Thị Thiết. Nàng là một người con gái quê ở Nam Xương, nên còn được gọi là Vũ Nương. Nàng là một người con gái xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. Nàng được Trương Sinh cưới về làm vợ. Chồng nàng là con của một gia đình giàu có, nhưng ít học và tính đa nghi. Trương Sinh luôn nghi ngờ và đề phòng vợ mình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của Vũ Nương sau này.

Trái ngược với người chồng ích kỉ, đa nghi, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, thủy chung, hiền lành, tốt bụng. Vũ Nương luôn ước muốn một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Do đó, nàng lúc nào cũng giữ kẽ, luôn nói năng chừng mực và chăm sóc gia đình cẩn thận. Một lòng yêu thương chồng, khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương liền gửi gắm: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.”

Xem Thêm  Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đẹp nhất

Quả thật, Vũ Nương một lòng yêu thương và hi sinh cho chồng. Nàng không mong chồng chiến công trở về, để nàng được vinh hoa phú quý. Mà trước sau, Vũ Nương chỉ mong chồng được bình yên mà quay về. Đây chính là tấm lòng người phụ nữ thủy chung, sắc son. Và đây cũng chính là tấm lòng chung của người phụ nữ xưa dành cho chồng của mình. Đứng trước tấm lòng này, hẳn ai cũng sẽ phải xúc động mà rơi lệ.

Không những thế, Vũ Nương còn là một nàng “dâu hiền”. Khi chồng đi lính, nàng vẫn không quên chu toàn bổn phận của người làm dâu. Nàng một tay chăm sóc gia đình nhà chồng cẩn thận. Một lòng phụng dưỡng mẹ chồng, không một lời than trách. Thậm chí, lúc Trương Sinh đi lính, là lúc nàng đang trong thời kì thải sản. Vậy mà, nàng cũng không một lời trách móc oán than. Nàng vẫn cứ một lòng hi sinh cho gia đình, một mình sinh con, nuôi con và tận hiếu với mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng nàng vì nhớ con mà qua đời, nàng cũng lo ma chay chu tất.

Thắng trận trở về, Trương Sinh dẫn con trai – bé Đản ra thăm mộ mẹ mình. Nhưng đứa trẻ lại không nhận cha và bảo ông không phải cha Đản, cha Đản ngày nào cũng tới, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế Đản cả. Nghe lời con trẻ, Trương Sinh liền nghĩ vợ Thất Tiết. Sau đó, mắng chửi và đánh đuổi mặc cho Vũ Nương giải thích. Quá tủi nhục và để chứng minh cho sự trong sạch của mình, nàng liền nhảy sông Hoàng Giang để tự tử. Một lần, khi đang ngồi với con, đứa trẻ chỉ tay vào cái bóng bảo đó là cha Đản, lúc ấy, Trương Sinh mới biết Vũ Nương bị oan.

Xem Thêm  Những câu nói hay về việc học, Stt hay về học tập và thành công

Qua câu chuyện này, ta đã thấy được sự bất công và nỗi oan của Vũ Nương. Đây cũng thể hiện cho số phận của người phụ nữ thời kì phong kiến. Chế độ bất bình đẳng “trọng nam kinh nữ”, độc ác và tàn nhẫn đã đẩy Vũ Nương vào cái chết. Dù nàng là một người phụ nữ đoan trang, hiền thục, nhưng vẫn phải chịu khinh ghét của xã hội bằng một việc không bằng chứng. Và cuối cùng, phải tìm đến cái chết để mình oan. Số phận mất tự chủ, bị đọa đầy và chịu nhiều bất công chính là số phận chung của người phụ nữ lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, dù số phận đau thương, Vũ Nương vẫn giữ được phẩm chất đầy cao thượng của mình. Một người phụ nữ thủy chung, có tình có nghĩa. Khi chết đi, vốn đã được tiên cứu và sống trong thủy cung tráng lễ. Nhưng nàng vẫn luôn thương nhớ chồng con và quê hường. Đồng thời, nàng cũng vẫn đau khổ vì nỗi oan không lời giải của mình. Tuy nhiên, sau khi Trương Sinh giải oan cho mình, nàng vẫn không quay về. Nguyên nhân là do ơn nghĩa của Linh Phi – người cứu nàng, và cũng là do cuộc sống trần gian của nàng đã không còn. Dù đàn giải oan đã lập, nhưng tình cảm không còn, hạnh phúc cũng không thể lấy lại được.

Có thể nói, sự ra đi này của Vũ Nương cũng thể hiện sự đấu tranh với xã hội đầy bất công. Đây là ước muốn của tác giả, và cũng là ước muốn chung của người phụ nữ khi xưa. Đó là đấu tranh vì sự công bằng và tự do của người phụ nữ. Sự dứt áo của Vũ Nương là lời cảnh tỉnh với chế độ phong kiến lúc bấy giờ.

Xem Thêm  Freelancer là gì? Các nghề freelance phổ biến hiện nay

“Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc hoạ một cách rõ ràng tính cách, phẩm chất cũng như số phận của người phụ nữ lúc bấy giờ tài giỏi nhưng bạc mệnh. Bằng cách kể chuyện tài tình, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ cho ta một hình tượng người phụ nữ điển hình của xã hội lúc bấy giờ. Một người phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. Nhưng vì những định kiến, bất công của xã hội, mà họ không nhận được hạnh phúc thật. Câu chuyện vừa đánh giá cao phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhưng cũng phê phán xã hội đương thời quá khắc khe và vùi dập người phụ nữ đến con đường cùng.

Vừa rồi là bài văn mẫu tham khảo về số phận người phụ nữ xã hội xưa tư liệu tham khảo có ích cho các em học sinh.

Bài Liên Quan: