Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử

Thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, con người tiếp cận nhiều với mạng xã hội, internet từ đó tạo điều kiện cho các loại hình kinh doanh được mở rộng và đa dạng hóa. Tuy nhiên, khi nói đến kinh doanh thương mại điện tử, nhiều người  vẫn chưa hiểu đó là hình thức kinh doanh như thế nào. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thương mại điện tử là gì và lợi ích của nó như thế nào nhé.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-1

Thương mại điện tử có tên tiếng Anh là E-Commerce, đây là một hình thức kinh doanh trực tuyến diễn ra trên các trang mạng internet. Các cửa hàng bán sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử có thể là cửa hàng online hoặc các doanh nghiệp.

Các kênh thương mại điện tử có tác dụng giúp cho người dùng thực hiện các công việc mua bán hàng hóa trực tuyến. Thương mại điện tử dùng để chỉ việc bán sản phẩm trực tuyến nhưng nó cũng dùng để mô tả bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua internet.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Các công ty thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới như là Amazon, Ebay, Alibaba… Các công ty thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam bao gồm Lazada, Tiki, Shopee, Adayroi,…

Lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-2

1. Đối với doanh nghiệp

Kinh doanh thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí rất nhiều và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Bán hàng thông qua thương mại điện tử, bạn không phải tốn nhiều chi phí cho việc thuê cửa hàng, nhân công, không cần đầu tư quá nhiều cho kho chứa mà chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để xây dựng website bán hàng và tốn 10% phí duy trì và vận hàng website mỗi tháng.

Xem Thêm  Cách học bài Lịch Sử nhanh thuộc nhất

Bán hàng trên các kênh thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể marketing toàn cầu với chi phí cực kỳ thấp, bạn có thể đưa thông tin sản phẩm của bạn đến với tất cả các đối tượng khách hàng trên thế giới.

2. Đối với người tiêu dùng

Những người tiêu dùng khi mua hàng trên các kênh thương mại điện tử họ sẽ được chọn lựa hàng hóa thoải mái, mọi lúc mọi nơi không bị giới hạn bởi thời gian và khoảng cách địa lý. Họ có thể lựa chọn hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp khắp các vùng miền khác nhau.

3. Đối với xã hội

Thương mại điện tử tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Thương mại điện tử tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp buộc họ phải đổi mới và sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm. Từ đó, góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Bên cạnh những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại thì nó cũng đi kèm những hạn chế không thể tránh khỏi.

Những hạn chế của thương mại điện tử

– Thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước về những vấn đề xây dựng và áp dụng các chính sách.

– Đối với các tổ chức thì thương mại điện tử là giao dịch một cách gián tiếp, thách thức giữa người mua và người bán đó chính là sự tin tưởng. Người mua thì e ngại về chất lượng sản phẩm/dịch vụ không xứng với số tiền bỏ ra, còn người bán thì lo ngại về khả năng thanh toán và quá trình thanh toán của bên mua.

– Đối với doanh nghiệp việc thay đổi cơ cấu, nhân sự và quy trình làm việc cũng như là một thách thức đối với nhà quản lý. Để triển khai thành công và hiệu quả thương mại điện tử thì doanh nghiệp phải có cơ sở hạ tầng thương mại thông tin vững chắc và phải có đội ngũ IT vững mạnh để có khả năng vận hàng, quản trị và phát triển hệ thống này.

Các đặc trưng của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-3

Ngành thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau đây:

Xem Thêm  Cách vẽ biểu đồ tròn Địa lý chuẩn xác nhất

– Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

– Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.

– Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. – Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.

Các mô hình thương mại điện tử

Các mô hình thương mại điện tử phổ biến:

B2B (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp): B2B là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên các kênh thương mại điện tử.

– B2C (Doanh nghiệp tới người tiêu dùng): Doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Đây là loại hình thức thương mại điện tử phổ biến và dễ thấy nhất.

– C2B (Người tiêu dùng đến doanh nghiệp): Các trang web mà người tiêu dùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và doanh nghiệp đặt hàng của họ.

– C2C (Người tiêu dùng đến người tiêu dùng): Các doanh nghiệp tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm giữa người tiêu dùng.

– Ngoài các loại thương mại điện tử này, còn có các loại phổ biến khác như G2C (Chính phủ đến người tiêu dùng), C2G (Người tiêu dùng đến Chính phủ) hoặc B2E (Doanh nghiệp đến nhà tuyển dụng).

Các trang thương mại điện tử ở Việt Nam

1. Lazada

Lazada Group là một công ty thương mại điện tử tư nhân của Đức được thành lập bởi Rocket Internet vào năm 2011. Với mạng lưới thanh toán và logistics lớn nhất trong khu vực, Lazada đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng tại Đông Nam Á.

Xem Thêm  Những câu nói hay của Hamlet Trương thất tình nên xem

Website: https://www.lazada.vn/

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-4

2. Tiki

Tiki là một kênh thương mại điện tử uy tín, chất lượng được người dùng Việt Nam ưa chuộng hàng đầu. Tiki có dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình trước – trong – sau khi mua hàng, xuyên suốt 7 ngày/tuần, từ 8:00 đến 21:00. Mức giá cạnh tranh: hơn 90% sản phẩm được giảm giá từ 10% trở lên.

Website: https://tiki.vn/

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-5

3. Shopee

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng).

Website: https://shopee.vn/

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-6

4. Sendo

Công ty cổ phần Sendo là một nhà bán lẻ thương mại điện tử và nền tảng thương mại trực tuyến của Việt Nam. Công ty con là tập đoàn phần mềm Việt Nam của Tập đoàn FPT.

Đây là siêu ứng dụng duy nhất được bảo trợ bởi FPT, kết nối người mua và người bán cả nước. Với mong muốn phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến cho tất cả người tiêu dùng trên khắp Việt Nam. Siêu ứng dụng Sendo có mọi thứ bạn cần, không chỉ giúp bạn sở hữu được những sản phẩm yêu thích với giá hợp túi tiền mà còn đem đến sự yên tâm và tiện lợi nhất khi mua sắm trực tuyến, mang lại cuộc sống đầy đủ hơn.

Website: https://www.sendo.vn/

Thương mại điện tử là gì? Lợi ích của thương mại điện tử-7

>>> Xem thêm: Digital marketing là gì? Các hình thức Digital marketing

Thương mại điện tử là gì? Nếu bạn là một tín đồ mua sắm trực tuyến thì hình thức kinh doanh này không còn xa lạ gì với bạn nữa. Mặc dù thương mại điện tử mới phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng nó đã nhanh chóng trở thành các kênh bán hàng hút khách và được đông đảo các doanh nghiệp tham gia. Hi vọng thời gian tới, thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Bài Liên Quan: