Bài dàn ý
I. Mở bài:
Nhân dân ta từ xưa đến nay đã có truyền thống yêu nước, với lịch sử ngàn năm Bắc thuộc và kháng chiến chống đế quốc nhưng lúc nào tinh thần ấy cũng phát huy đánh đuổi bè lũ cướp nước. NHân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
II. Thân bài: chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Tinh thần yêu nước trong lịch sử phong kiến:
Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, dành lại độc lập cho dân tộc vào năm 40.
Ngô Quyền đánh đuổi quân Mông- Nguyên chiến tích Bạch Đằng năm 938.
Quang Trung đại phá quân Thanh, mang lại thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
2. Tinh thân yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
Chiến thắng Cách mạng tháng tám năm 1945
Chiến thắng lẫy lừng chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
3. Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
Trong cuộc chiến tranh đó chúng ta đã phải hi sinh nhiều lính và anh hùng.
Vĩ đại nhất là chiến thắng của nhân dân ta giúp giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước 1975.
4. Tinh thần yêu nước trong thời kì hòa bình:
Học sinh sinh viên phải ra sức lao động, học tập.
Nâng cao kiến thức, trí tuệ.
Đóng góp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
III. Kết bài: cảm nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Mọi người dân chúng ta có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, tinh thần yêu nước sẽ giúp tạo ra sức mạnh đoàn kết vô địch khiến mọi kẻ thù phải khiếp sợ.
Bài số 1
Nhân dân ta từ xưa đến nay có lòng yêu nước nồng nàn, thực tế đã trải qua hàng ngàn năm mới khi đất nước bị xâm lược, đô hộ tinh thần yêu nước trỗi dậy cùng với sự đoàn kết của quân dân và chính quyền giúp chiến thắng những bè lũ bán nước và cướp nước.
Lòng yêu nước trở thành truyền thống, phẩm chất con người Việt Nam thế hệ này qua thế hệ khác. Tình cảm hun đúc, rèn luyện qua nhiều thế hệ. Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.
Vào thời Lý trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Đó cũng là lúc bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Lý Thường Kiệt cất tiếng khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài thơ của Lý Thường Kiệt như lời khẳng định chắc chắn về chủ quyền nước ta, sạch trời đã định rõ cớ sao kẻ thù đến xâm phạm, chúng bây nhất định sẽ bị đánh cho tơi bời.
Tiếp đến thời gian cận hiện đại đó là lúc Pháp xâm lược nước ta Phan Bội Châu, con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
Vẫn hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Truyền thống yêu nước dân tộc ta thể hiện rõ nét nhất đó là hình tượng Bác Hồ, người cha già, lãnh tụ của dân tộc nước nhà, Bác đã bỏ ra cả tuổi thanh xuân ra đi tìm đường cứa nước quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước Trong bị bắt giam trong ngục tù, Bác trăn trở làm sao để cứu nước nhà khỏi ách thống trị, khỏi nô lệ và giúp đất nước thống nhất, trong Bắc lúc nào cũng trăn trở những suy nghĩ cứu nước. Từ lời hiệu triệu mọi người già trẻ lớn bé cùng nhau chống quân xâm lược cứu nước, giúp cuộc kháng chiến thành công.
Lòng yêu nước của nhân dân khi được liên kết với nhau tạo thành sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Chính vì vậy lòng yêu nước là nhân phẩm tốt đẹp ăn sâu trong mỗi con người Việt Nam anh hùng.