Làm thế nào để phát hiện Rop ở trẻ sinh thiếu tháng?

Bệnh võng mạc hay còn gọi là bệnh ROP (viết tắt của từ retinopathy of prematurity) ở trẻ sinh thiếu tháng rất khó phát hiện và cũng không có biểu hiện gì cho đến khi cha mẹ phát hiện những bất thường thì mắt bé đã vào giai đoạn khó hoặc không thể chữa khỏi. Làm thế nào để phát hiện Rop ở trẻ sinh thiếu tháng là câu hỏi của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ quan tâm nếu chẳng may trẻ sinh trong tình trạng thiếu tháng nhẹ cân.Làm thế nào để phát hiện Rop ở trẻ sinh thiếu tháng?-1

Làm thế nào để phát hiện Rop ở trẻ sinh thiếu tháng?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) được chia thành nhiều giai đoạn với nhiều cấp độ khác nhau. Đây là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyên những bà mẹ sinh thiếu tháng nên thường xuyên đưa bé đi khám mắt định kỳ để loại bỏ nguy cơ. Ngay cả khi trẻ còn đang được điều trị trong khoa sơ sinh vẫn cần khám để phát hiện bệnh bởi phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng mang lại hiệu quả cao. Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ sử dụng những dụng cụ, máy móc chuyên dụng để khám đáy mắt cho trẻ như soi đáy mắt gián tiếp… để phát hiện bệnh ở những giai đoạn khác nhau và có biện pháp điều trị thích hợp.

Thông thường, nếu ở lần khám đầu tiên mà chưa thấy bệnh hoặc bệnh còn nhẹ thì trẻ sẽ được hẹn khám lại hai tuần một lần cho tới khi trẻ được 40-42 tuần tuổi (tính từ ngày thụ thai) hoặc tới khi các mạch máu ở võng mạc phát triển một cách đầy đủ. Nếu khi khám mà thấy bệnh đã ở vào giai đoạn nặng hơn thì trẻ có thể sẽ phải được khám lại sau một tuần, thậm chí sau 2-3 ngày, có khi cần phải được điều trị ngay.

Xem Thêm  Cách nấu cháo gà ác cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

1/ Các giai đoạn của ROP:

ROP được phân loại khác nhau tuỳ theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ độ 1 đến độ 5, độ 5 là mức độ nặng nhất. Mức độ nặng nhẹ của bệnh ROP được đánh giá dựa trên sự tương quan giữa vùng võng mạc có mạch máu mọc bình thường, và vùng có phát triển mạch máu bất thường. Zone là vùng võng mạc mà trong đó có mạch máu mọc bình thường, còn ngoài đó thì chưa có mạch máu. Nếu Zone càng nhỏ thì vùng võng mạc chưa có mạch máu càng lớn hơn, nghĩa là nguy cơ bệnh sẽ lớn.

Zone được chia là 3 loại:

  • Zone 1: Là vòng tròn có đường kính 2 lần từ gai thị đến hoàng điểm (đã có mạch máu mọc, còn ngoài phần đó là chưa có mạch máu), nặng nhất.
  • Zone 2:  Vòng tròn từ bờ ngoài Zone 1 đến Ora serrata phía mũi (rộng hơn Zone 1).
  • Zone 3: Hình liềm từ bờ ngoài Zone 2 đến Ora serrata phía Thái dương (rộng hơn Zone 2).

Những giai đoạn phát triển củ ROP:

  • Giai đoạn 1: Có một ranh giới mỏng ngăn cách giữa khu vực đã hình thành các mạch máu và khu vực mà các mạch máu chưa phát triển. Ở giai đoạn này, những mạch máu vẫn có thể tự chúng phát triển bình thường nhưng tiến triển của bệnh cần được tiếp tục theo dõi
  • Giai đoạn 2: Ranh giới giữa hai khu vực (có và không có mạch máu) rộng ra và dày lên thành một cái gờ. Giai đoạn này bệnh vẫn có thể tự lành, nhưng cũng có thể bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 3
  • Giai đoạn 3: Những mạch máu mới bắt đầu phát triển dọc theo gờ và lan vào khối chất lỏng vốn trong suốt ở phần sau của mắt gọi là pha lê thể. Những mạch máu này có thể chảy máu (xuất huyết) và hình thành nên các sẹo.
  • Giai đoạn 4A: Các mạch máu bất thường và mô sẹo sẽ làm co kéo võng mạc, dẫn đến bong võng mạc khu trú. Ở giai đoạn này, vùng hoàng điểm, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm chưa bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 4B: Võng mạc vẫn chỉ tổn thương ở mức độ bong khu trú, nhưng hoàng điểm đã bị ảnh hưởng làm suy giảm cả thị lực trung tâm lẫn chu biên ở mức độ nào đó.
  • Giai đoạn 5 ROP: Bong võng mạc hoàn toàn, làm giảm thị lực trầm trọng.
Xem Thêm  Cách làm kim chi cải bẹ xanh đơn giản tại nhà

2/ Chuẩn đoán bệnh ROP:

Võng mạc rất dễ bị tổn thương từ khi bắt đầu quá trình hình thành hệ mạch máu trên võng mạc (tức là từ tuần 16) cho đến khoảng tuần thứ 35-37 của thai kỳ. Những mạch máu bất thường có thể cung câp quá nhiều hoặc quá ít oxy cho mắt. Thiếu dưỡng khí trong máu (hypoxemia) dẫn đến việc các mô bị phá hỏng, gọi là chứng thiếu máu cục bộ. Thừa dưỡng khí trong máu (hyperoxemia) sẽ làm giảm những kích thích bình thường vốn cần thiết cho sự phát triển mạch máu, đưa đến một sự khiếm khuyết mạch máu ở một số vùng nào đó và về sau cũng gây ra chứng thiếu máu cục bộ.Võng mạc của mắt tương tự như tấm phim trong máy chụp hình, nằm lót mặt trong của nhãn cầu. Vào tuần 16 của thai kỳ, võng mạc bắt đầu phát triển các mạch máu. Các mạch máu thường phát triển từ những nơi có nhu cầu tiêu thụ Oxy nhiều (đã có mạch máu sẵn) đến những nơi ít tiêu thụ Oxy (chưa có sẵn mạch máu). Cứ như thế, các mạch máu sẽ dần dần bao phủ đều khắp võng mạc.

Tất cả những em bé sinh non rơi vào một trong những trường hợp sau: cân nặng dưới 1500gram, tuổi thai dưới 30 tuần thì đều cần được tiến hành kiểm tra thường quy để phát hiện bệnh ROP. Các khám nghiệm ban đầu có thể tiến hành vào khoảng 4 – 6 tuần sau sanh. Bác sỹ nhãn khoa sẽ dùng thuốc giãn đồng tử cho bé để khám phía trong mắt được tốt hơn với đèn soi đáy mắt gián tiếp.

Xem Thêm  Cách kho thịt với cơm dừa ngọt thơm ngon miệng

Tùy thuộc vào số lượng những mạch máu phát triển bất thường để phân loại mức độ năng của bệnh. Dựa trên những yếu tố như mức độ nghiêm trọng, vị trí của vùng thiếu máu trong mắt bị ROP, và tốc độ hình thành các mạch máu bất thường mà người ta sẽ làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác từ mỗi 1 – 2 tuần. Phần lớn trong các trường hợp, bệnh sẽ tự thuyên giảm mà không ảnh hưởng gì nhiều đến thị giác, ngay cả khi ROP tiến triển. Tuy nhiên một tỷ lệ nhỏ khoảng 10% trong nhóm các bé được tác dụng ROP này sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu nếu không được can thiệp điều trị.

Làm thế nào để phát hiện Rop ở trẻ sinh thiếu tháng là những kiến thức cần thiết để có những biện pháp can thiệt kịp thời nhằm phát hiện điều trị bệnh đúng lúc giúp bé hạn chế tốt nhất các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt bé.

Bài Liên Quan: