Tu hú, tên khoa học: Endynamis scolopacea là loài chim không nuôi con, chúng thường đẻ trứng vào tổ của loài chim khác để nhờ ấp hộ và nuôi con của chúng. Nếu một ngày bạn tìm thấy một chú chim con to lớn độc nhất trong một chiếc tổ chim chích, thì đích thị đó là chim tu hú non đấy. Chim tu hú thường hót hay và hót nhiều vào mùa hè. Nếu bạn có ý định sở hữu một em chim tu hú nhưng không biết cách chăm sóc. Hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo bài viết về cách nuôi chim tu hú sau đây.
Contents
Chim tu hú là gì?
Chim tu hú hay còn gọi là chim tu hú Châu Á, tên khoa học: Endynamis scolopacea. Chúng sống tập trung các các vùng đồng bằng và trung du Nam Á. Riêng tại Việt Nam, chim tu hú sống phân bố rộng rãi từ đồng bằng đến miền núi. Vào mùa đông, loài chim này sẽ di cư thành bầy đàn về phương Nam để tránh rét lạnh.
Tu hú là một loài chim thuộc loài chim cu lớn có kích thước từ 35 – 50cm và nặng khoảng 190 – 330g mỗi con và đặc điểm có đuôi khá dài.
Để phân loại chim tu hú trống hay mái, người ta sẽ dựa vào cách nhận biết màu sắc của bộ lông chim tu hú. Thường chim tu hú trống có bộ lông đen hoàn toàn với ánh xanh thẫm. Còn chim tu hú mái sẽ có bộ lông đón đen nhạt pha lẫn chút màu trắng. Mặt lưng của chim tu hú mái có màu nâu đên nhạt ánh xanh lục và lốm đốm trắng. Về phần đầu thì chim tu hú mái có màu sắc nhạt và hung hơn chim tu hú trống.
Chim tu hú là một một loài chim trong tự nhiên được bố mẹ chúng sinh ra. Nhưng nuôi dưỡng và dạy dỗ lại không phải là bố mẹ của chim tu hú con. Chúng không làm tổ, đẻ hay ấp trứng như một số loài chim khác, mà chúng thường gửi nhờ cho chim khác ấp dùm và nuôi dạy dùm.
Một số loài chim mà tu hú thường trứng ấp dùm và nuôi dưỡng đó là chim sáo, chim chích…vì thường trứng của chim tu hú khá giống nên những loài chim khác không thể nhận ra. Đây là loài chim quỷ quyệt và rất khôn trong thế giới tự nhiên.
Cách nuôi chim tu hú cho người mới
1. Đảm bảo điều kiện nhiệt độ và ánh sáng
Trong tự nhiên, chim tu hú thường sống ở các khu rừng thưa nhiều ánh sáng. Vì thế khi bạn chăm sóc loài chim này tại nhà, các bạn cần chú ý đến nhiệt độ và đảm bảo đủ ánh sáng.
Hãy treo lồng chim tu hú ở những khu vực có nhiều ánh sáng, thoáng mát và sạch sẽ. Tốt nhất bạn hãy treo lồng chim tu hú ở các cành cây ở trong sân vườn. Nơi thích hợp nhất để chim tu hú sinh sống và phát triển. Vị trí này sẽ giúp chim tu hú cảm giác như mình đang sống trong môi trường tự nhiên.
2. Chọn giống chim tu hú để nuôi
Việc lựa chọn giới tính chim tu hú khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cách chăm sóc và nuôi dưỡng. Tùy theo mục đích nuôi loài chim này để làm gì mà cách lựa chọn giới tính hoàn toàn khác nhau.
Nếu bạn nuôi chim tu hú để làm cảnh, phục vụ cho thú vui tao nhã của bản thân thì nên chọn giống chim tu hú trống. Tiếng hót của chim tu hú trống sẽ hay hơn nhiều so với chim tu hú mái. Ngược lại nếu bạn muốn tăng số lượng bầy đàn về loài chim này, hãy chọn chim tu hú mái.
3. Lồng nuôi chim tu hú
Do kích thước của chim tu hú khá lớn, đặc biệt có phần đuôi khá dài, tới đến 40 – 50cm. Vì vậy bạn cần chọn một chiếc lồng nuôi phù hợp với kích thước của chim khi trưởng thành.
Để chim tu hú không mắc bệnh tật và nhanh lớn, bạn hãy thường xuyên lau chuồng, dọn phân và thay nước mỗi ngày. Hơn thế nữa, bạn hãy tắm nắng của chim tu hú mỗi ngày khoảng 30 phút vào buổi sáng. Cách làm này sẽ giúp chim tu hú cứng cáp và có bộ lông màu sắc đẹp hơn. Tuy nhiên bạn không nên tắm nắng chim tu hú quá lâu.
4. Thức ăn cho chim tu hú theo từng độ tuổi
Nguồn thức ăn của chim tu hú khá đa dạng, thức ăn của chúng hoàn toàn khác nhua theo từng giai đoạn.
– Khi chim tu hú còn non, chưa có khả năng kiếm thức ăn. Chim tu hú con sẽ nhờ vào thức ăn của bố mẹ nuôi đem vào tổ. Thức ăn lúc này sẽ là những con sâu, bọ nhỏ và lành, loại thức ăn này hoàn toàn không có độc gây hại cho chim tu hú con. Vốn chim tu hú là loài chim ăn nhiều, vì vậy chúng luôn ở trạng thái đói và la hét.
– Đến lúc chim tu hú biết bay, chúng sẽ liên tục hót suốt ngày và đòi nguồn thức ăn từ bố mẹ nuôi nhiều hơn. Lúc này thức ăn của chúng vẫn là sâu, bọ nhỏ.
– Lúc chim tu hú trưởng thành, chúng có thể tự bay lượn và kiếm thức ăn cho mình. Lúc này, hầu như tất cả các loại sâu đều là thức ăn của chúng. Lúc này chúng có thể ăn được những loài sâu bọ có chất độc. Bởi khi trưởng thành, khả năng kháng độc của chim tu hú khá cao, vì thế chúng có thể tha hồ tìm kiếm thức ăn mà không sợ trúng độc chết.
Xem thêm: Cách nuôi chim đa đa hót hay và sinh sản tốt
Khi bạn biết cách nuôi chim tu hú và duy trì chế độ đều đặn như trên, chú tu hú của bạn sẽ cực kì nhanh lớn chỉ trong hời gian ngắn và hót rất nhiều vào mùa hè. Đây là loài chim không quá khó chăm như nhiều người vẫn nghĩ. Khi chim đã trưởng thành, bạn có thể thoải mái cho chúng ăn sâu để tăng cường chất dinh dưỡng. Chúc bạn thành công!