ASEAN bao gồm với tổng số diện tích đất lên đến 4,46 triệu km2, đã chiếm 3% tổng diện tích của trái đất và 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của hiệp hội này là ba lần lớn hơn so với trái đất. ASEAN được ví là một thực thể duy nhất được xếp thứ 10 về độ phát triển kinh tế sau các cường quốc thì dự định đến năm 2030 thì sẽ vươn lên xếp hạng thứ 4 trên toàn thế giới.
Contents
Các thông tin cơ bản về ASEAN:
– Hiệp hội các nước Đông Nam Á được biết đến là một liên minh chính trị về các vấn đề như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
– Ngày thành lập của hiệp hội này là ngày 08/08/1967 bao gồm các thành viên: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines.
– Mục tiêu của sự liên kết này là để thể hiện sự đoàn kết giữa các nước trong khu vực với nhau, đồng thời để chống tình trạng bạo động và bất ổn tại các nước mà tham gia hiệp hội.
– Và tính đến thời điểm hiện tại thì hiệp hội có tất cả là 10 thành viên.
Tổng quát các hoạt động của hiệp hội như sau:
+ Cuối năm 1970 đến đầu năm 1980 với mục tiêu để đẩy xu hướng hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng phát triển.
+ Mục tiêu vào năm 1990: Giữ vững nền hòa bình, an ninh, ổn định tình hình khu vực, nhằm xây dựng một cộng đồng hòa hợp cùng nhau phát triển trên một lợi ích chung.
+ Từ tháng 12 năm 1998 cho đến hiện tại: Đoàn kết vì một hiệp hội ASEAN hòa bình, ổn định, phát triển đồng đều.
Tất cả đều hợp tác trên một nguyên tắc chung: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau.
Hợp tác để phát triển kinh tế và xã hội
– Mục tiêu chung là để phát triển các nền kinh tế của các nước thành viên, điều này nhờ vào lãnh thổ của Đông Nam Á có được điều kiện thuận lợi như sau:
+ Một vị trí vô cùng thuận lợi về mặt giao thông. Tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-giô-ri được thành lập vào năm 1989 nhờ vào 3 nước đã hợp thành: Malaysia, Singapore, Indonesia.
+ Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á có các nét tương đồng về truyền thống văn hóa và sản xuất.
+ Lịch sử đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người cùng một khu vực dễ hiểu và hợp tác với nhau một cách phù hợp hơn.
=>Sự hợp tác đã đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp trong kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi đất nước thành viên, đồng thời tạo ra một môi trường vô cùng ổn định để phát triển kinh tế một cách bền vững.
– Vào những năm cuối của thế kỉ 20, các nước ASEAN gặp một số khó khăn về khùng hoảng kinh tế cũng như các thiên tai, xung đột các tôn giáo. Điều này càng đòi hỏi phải đoàn kết, hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa.
Đất nước Việt Nam trong hiệp hội các nước Đông Nam Á
– Năm 1992 là một cột mốc đánh dấu các quá trình hội nhập khu vực của đất nước Việt Nam sau khi tham gia hiệp ước Thân Thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, đồng thời trở thành một Quan sát viên, tham dự các hội nghị Bộ trưởng ASEAN hằng năm. Cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia các hoạt động của ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
– Ngày 28/7/1995 tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunay, Việt Nam chính thức gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á là thành viên thứ 7 của tổ chức này. Tính đện thời điểm hiện nay nước ta đã tiến sâu và tham gia nhiều các hoạt động có những đóng góp tích cực trong mục tiêu duy trì khối đại đoàn kết, tăng cường hợp tác giữa các nước vì một mục tiêu chung. Vậy nước ta đã đạt được những thành tựu gì?
+ Tốc độ mậu dịch tăng nhanh chóng.
+ Xuất khẩu gạo sang các nước khu vực với số lượng nhiều hơn.
+ Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, điện từ cũng ở mức độ ổn định.
+ Tham gia vào dự án hành lang Đông – Tây để xóa đói giảm nghèo.
+ Quan hệ trong thông tin văn hóa phát triển.
– Thế nhưng Việt Nam cũng còn có nhiều hạn chế ở các mặt khía cạnh: chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt về chính trị, bất đồng về ngôn ngữ..v..v cần nỗ lực để vươn lên.
Các thông tin cơ bản nhất đã được chúng tôi khát quát lại một cách ngăn gọn nhất để các bạn dễ hiểu, hi vọng với bài viết này kiến thức về Hiệp hội các nước Đông Nam Á của bạn được bổ sung một cách đầy đủ hơn.