Chậm kinh nguyệt là một hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ. Nếu là phụ nữ có gia đình nguyên nhân chậm kinh nguyệt đầu tiên có thể do bạn đã có thai. Còn những người không có gia đình thì sao, hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng các bạn gái đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không có ”đèn đỏ” . Nguyên nhân gây chậm kinh có thể do các yếu tố sau:
1. Mang thai
Nếu đến ngày có kinh nhưng chờ hoài vẫn chưa thấy thì bạn hãy xem lại mình đã quan hệ tình dục có sử dụng biện pháp tránh thai gì chưa. Có thể bạn có dùng nhưng có khi lại không an toàn tuyệt đối dẫn đến có thai. Cách tốt nhất là hãy sử dụng que thử thai để xác minh là rõ ràng nhất.
2. Tâm trạng
Có thể do những ngày gần đèn đỏ, tâm trạng bạn lại đang căng thẳng, lo âu nhiều thứ, có thể làm bạn rụng trứng muộn hơn bình thường, do đó làm bạn bị trễ kinh.
3. Rối loạn kinh nguyệt
Những bạn bị rối loạn kinh nguyệt cũng là nguyên nhân dẫn đến trễ kinh. Bạn hãy để ý ngày nguyệt san lúc đến sớm lúc đến muộn, máu kinh có màu khác thường hoặc quá ít hay quá nhiều. Điều đó có thể là bạn đang mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt có thể làm chậm kinh nguyệt, rong kinh hoặc vô kinh.
4. Tăng hoặc giảm cân đột ngột
Khi tăng cân hoặc giảm cân đều có thể ảnh hưởng đến các hoocmon tác động lên chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh sẽ trở lại bình thường nếu bạn lấy lại cân nặng bình thường.
5. Mãn kinh
Khi trễ kinh mà gần đến tuổi mãn kinh thì có thể do bạn đang đến độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên cũng nên cẩn thận đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng bạn đã mãn kinh hay vì một lý do khác như có thai chẳng hạn, hay do rối loạn nội tiết tố trong người.
Mãn kinh cũng có thể là một sự kiện sinh học tự nhiên hay xãy ra do phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay do các hình thức hóa học trị liệu.
6. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, ngoài ra khi dùng nhiều loại thuốc này cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, vô sinh ở phụ nữ. Vì thế là phụ nữ, hãy cẩn trọng với thuốc tránh thai khẩn cấp, vì không tốt cho sức khỏe sinh sản sau này của bạn.
Wiki Cách Làm