Khi xã hội phát triển, con người càng ngày càng quan tâm chăm chút đến sức khỏe và sắc đẹp của mình nhiều hơn. Chính vì thế nhu cầu tập thể dục, tập gym là đều rất thiết thực. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều người không ngần ngại bỏ tiền đến các phòng tập thể hình tập Gym để cải thiện vóc dáng cũng như sức khỏe của bản thân.
Hiện nay nhu cầu mở phòng tập không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, Nha Trang, Tp.HCM,….mà ngay cả những vùng thôn quê cũng có nhu cầu vì đây là loại hình dịch vụ đang phát triển. Tuy nhiên không phải ai cũng có vốn sẳn để có thể đầu tư, mua sắm các thiết bị, máy tập. Vậy để đầu tư phòng tập thể hình cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi mà đa số ai nếu có dự định mở phòng tập đều thắc mắc. Qua bài viết này, hi vọng sẽ giải đáp những vấn đề mà các bạn thắc mắc và giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho kế hoạch của mình.
Contents
Đầu tư phòng tập thể hình cần bao nhiêu vốn?
Để đầu tư phòng tập thể hình thì chi phí còn phu thuộc vào nhiều yếu tố như: Kinh phí hiện tại bạn hiện có, diện tích mặt bằng, dùng thiết bị, máy tập bình dân hay cao cấp, số lượng bao nhiêu,…từ đó mới có thể đưa ra được mức giá dự trù cho kinh phí đầu tư phòng tập. Bình thường thì chi phí để mở phòng tập có thể là vài trăm triệu, có khi lên đến 1 tỷ đồng tùy vào phòng tập bình dân hay cao cấp, thiết bị máy tập là hàng trong nước hay hàng nhập khẩu,..
1. Chi phí mặt bằng
Vấn đề đầu tiên khi mở phòng tập là phải có mặt bằng thích hợp. Thông thường mọi người khi đầu tư phòng tập đều phải đi thuê mặt bằng. Bạn nên cố gắng chọn những nơi không quá hẹp, không quá sâu so với đường lớn. Khi thuê bạn thường phải đặt cọc 3 tháng, 6 tháng… tuỳ vào hợp đồng. Vậy nên đây cũng là một khoảng chi phí đáng kể. Tuy nhiên, nếu mặt bằng thuê chưa được xây dựng, bạn phải tốn thêm 1 khoảng cho phần chi phí đấy nhé!
2. Chi phí máy móc, thiết bị
Tiếp theo là chi phí mua thiết bị, dụng cụ tập luyện. Điều này còn phụ thuộc vào phòng tập của bạn ở mức nào và mục đích mở gym cho Nam, Nữ hay kết hợp Nam Nữ mà các dụng cụ sẽ khác nhau, dẫn đến chi phí khác nhau. Bạn có thể nhập khẩu dụng cụ từ nước ngoài nếu bạn có khả năng, nếu không hàng trong nước cũng không hề kém cạnh với những quy mô kinh doanh vừa và nhỏ. Ngoài ra, để có thể có chi phí kế toán hợp lý, bạn cần tìm hiểu về rất nhiều loại dụng cụ, giá thành của chúng và nơi bán sỷ/ lẻ để có thể biết thêm máy nào là chất lượng tốt mà vẫn nằm trong khả năng. Một danh mục về những dụng cụ, máy tập cơ bản bao gồm: máy chạy bộ, máy tập cơ tay, cơ chân, máy tập tạ… và bạn cũng phải biết rõ số lượng là bao nhiêu trên từng đơn vị.
3. Chi phí trang trí, quảng cáo
Chi phí quảng cáo cũng là một chi phí không thể thiếu giúp nhiều người biết đến phòng tập của bạn và là một loại chi phí không dễ chịu nhưng so với các loại chi phí cố định trên, loại này có thể điều chỉnh được qua thời gian. Tuy nhiên, lúc đầu bạn thật sự cần phải đầu tư vào mảng này để có thể có khách hàng dù là với quy mô kinh doanh nào. Có nhiều cách để quảng cáo phòng tập của bạn như: phát tờ rơi, quảng cáo trên internet nếu chi phí bạn hơi eo hẹp, Nếu có chi phi lớn bạn nên quảng bá như khuyến mãi, miễn phí, tờ rơi, internet, đăng báo, mua danh sách khách hàng…..Ngoài ra bạn còn phải chi cho việc trang trí lại phòng tập như: lắp kính, quầy tiếp tân và băng rôn, bảng hiệu để trang trí, làm đẹp cho phòng tập. Bạn cũng nên có tính toán và kế hoạch cho quảng cáo để hạn chế những rủi ro khác.
4. Chi phí phần mềm quản lý
Đây là cách giúp bạn có thể quản lý tốt phòng tập của mình một cách khoa học, vậy nên bạn cần đầu tư một phần mềm quản lý học viên, quản lý bằng vân tay chẳng hạn. Như vậy vừa chuyên nghiệp, vừa giảm được khá nhiều rắc rối cho bạn.
5. Chi phí thuê nhân viên huấn luyện
Nếu bạn mở phòng lớn hay bận rộn với công việc hay bạn chưa có kinh nghiêm trong vấn đề huấn luyện thì hãy nên thuê một huấn luyện viên thể hình. Người này sẽ mang lại học viên đồng nghĩa với doanh thu cho bạn đó.
6. Những chi phí khác
Đầu tiên là chi phí nhân viên. Bạn có cần nhân viên hay không? Những công việc cho họ là gì? Mức lương thế nào là hợp lý?
Thứ hai là chi phí bảo dưỡng, bảo trì máy, những thứ phụ trợ thêm cho các dụng cụ có thể là gì?
Thứ ba là chi phí điện, nước, các vật dụng khác… Du là quy mô nhỏ hay lớn thì bạn cũng cần có những đèn, cây quạt, máy lạnh. Những thứ này có thể ngốn của bạn không ít trong hóa đơn thanh toán mỗi tháng. Bạn có thể sẽ tốn tiền thêm để trang bị thêm một số vật dụng như mua gương để trang trí, mua chai nước, khăn … để kinh doanh kèm theo.
Lưu ý: Rất nhiều phòng tập thể hình bị kiểm tra và đình chỉ hoạt động vì thiếu các thủ tục như: Giấy phép kinh doanh, bằng huấn luyện viên, giấy chừng nhận sản phẩm chất lượng, …Vì thế bạn nên chuẩn bị tốt cho các thủ tục trên để làm giấy đăng ký kinh doanh và không phải lo sợ gì cả.
Công việc kinh doanh phòng tập thể hình bao giờ cũng đòi hỏi sự kĩ lưỡng, cẩn thận để giảm thiểu những rủi ro trong chi phí đến mức tối đa . Nếu bạn có thể cân nhắc những điều trên, bạn đã phần ước lượng được chi phí dự trù cho việc đầu tư mở phòng tập thể hình của mình rồi đó. Chúc các bạn thành công!