Các mẹ đã biết Vitamin K là rất hữu ích và cần thiết để giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cho con yêu của mình. Bên cạnh đó, đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và bảo dưỡng của thận. Loại vitamin này rất tốt và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho trẻ em khi trẻ là đối tượng rất dễ bị thương do trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau mà phải di chuyển và chạy rất nhiều.
Bởi vì những lợi ích tuyệt vời của loại vitamin này nên các mẹ luôn luôn phải cung cấp cho con mình nguồn thức ăn lành mạnh để bổ sung lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể của con. Một vài triệu chứng để nhận biết khi trẻ thiếu hụt vitamin K sẽ giúp các mẹ bảo vệ con mình tránh khỏi tình trạng nguy kịch sức khỏe có thể dẫn đến tử vong .
Những triệu chứng thiếu vitamin K ở trẻ
Một vài triệu chứng để nhận biết khi trẻ thiếu hụt vitamin K sẽ giúp các mẹ bảo vệ con mình tránh khỏi tình trạng nguy kịch sức khỏe có thể dẫn đến tử vong.
1.Nếu vitamin K trong cơ thể, khi gặp sự cố tạo ra những vết thương chảy máu, máu có thể không đông. Tất cả các trường hợp bị chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc…) ở trẻ cần phải nghĩ ngay tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật… nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì mẹ cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.
2.Vitamin K thiếu hụt trong cơ thể trẻ là điều hoàn toàn có thể xảy ra, thường xảy ra ở bé sơ sinh (vào khoảng 3 – 5 ngày sau sinh) vì lúc này vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K. Điều này là tất yếu do hệ thống tiêu hóa của trẻ được vô trùng và không chứa vi khuẩn có thể tổng hợp vitamin K, đặc biệt là sữa mẹ chỉ chứa vitamin K với một liều lượng rất nhỏ. Cho nên để phòng ngừa, các mẹ hãy bổ sung lượng vitamin K cho các bé khi sinh. Thông thường, thai phụ sẽ được uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh. Đó là cách tốt nhất phòng thiếu vitamin K ở trẻ.
3.Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài khiến cho những loại vi khuẩn có lợi trong ruột sản xuất thiếu hụt vitamin K dẫn đến tình trạng trẻ sẽ bị chảy máu, chảy máu sau phẫu thuật, đi tiểu ra máu. Những trẻ mắc các bệnh về gan hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa gần như chắc chắn bị thiếu vitamin K.
Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ
Bé có thể hấp thụ vitamin K bằng đường uống hoặc tiêm. Số liều cần thiết phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng và xem em bé có bú sữa mẹ hay bú bình.
Các bác sĩ về nhi cho biết trẻ sơ sinh bú mẹ được tiếp nhận vào cơ thể một lượng vitamin K ít hơn nhiều so với những bé bú bình, và do đó rất dễ có nguy cơ bị bệnh xuất huyết cao, còn những trẻ bú bình lại có lượng vitamin K trong máu cao hơn bởi các nhà sản xuất sữa đã thêm một lượng vitamin thích hợp vào sữa công thức. Chính vì thế, ở những trẻ sau 4 tuần tuổi, bậc phụ huynh nên chú ý đến việc cho con bú thêm sữa ngoài.
Những bé sinh ra trước 37 tuần tuổi của thai kỳ, những bé sinh ra nhờ mổ lấy thai hoặc có sự can thiệp của kẹp forcep, bé vừa sinh ra đã bị thâm tím mình mẩy, bé bị khó thở khi sinh, những bé có vấn đề về gan hoặc không khỏe khi sinh là những đối tượng cần vitamin K hơn cả.
Để phòng tránh các nguy cơ trên, các bà mẹ cần yêu cầu cơ sở y tế tiêm vitamin K cho bé ngay sau sinh. Thai phụ cũng có thể bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang thai bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, lợn nạc, thịt bò. Cần lưu ý, thịt gà, vịt lại hầu như không chứa vitamin K.
Các nguồn thực phẩm tự nhiên chứa vitamin K
Cải xoăn, rau chân vịt tươi, củ cải, bông cải, hành tươi, rau diếp, mùi (ngò) tây, cải bắp, đậu hà lan, cần tây, dưa chuột, xà lách, quả mận khô,… là những rau củ, gia vị, hoa quả chứa rất nhiều vitamin K. Ngoài ra, gan bò cũng chứa nguồn Vitamin K khổng lồ. Bà mẹ trong quá trình cho con bú nên chú ý bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin K để bé có thể được hấp thu vitamin này dễ dàng.
Việc bổ sung vitamin cho bé là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống vitamin vì việc này có thể gây ngộ độc cho con. Nên nhớ rằng, ngay cả khi thừa vitamin thì cũng rất không có lợi cho trẻ.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các bà mẹ đã hiểu hơn về vai trò quan trọng của vitamin K và các bệnh ở trẻ sơ sinh mắc phải khi thiếu loại vitamin này. Hãy luôn đồng hành cùng tindep.com để biết thêm nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe các mẹ nhé!