Cho trẻ ăn trứng gà đúng cách như thế nào là hợp lý tốt cho sức khỏe. Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé. Hầu hết tất cả các trẻ em đều rất thích ăn trứng gà và có thể sử dụng lượng trứng gà quá nhiều trong một tuần. Tuy trứng tốt nhưng cho trẻ ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vậy cho trẻ ăn trứng gà sao cho đúng cách? Hãy cùng tindep.com tham khảo những thông tin khoa học dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho trẻ ăn trứng gà tốt nhất nhé!
Contents
Lợi ích của trứng mang lại
Trứng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho cơ thể con người. Trứng giàu DHA và lecithin, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể con người, nó có thể tiếp thêm sinh lực cho cho não và ngăn ngừa giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Sắt, vitamin A, kẽm. Mặc dù trứng rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe nhưng khi cho bé sơ sinh ăn trứng, bạn cần đặc biệt lưu ý vì bé có thể gặp một số tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn trứng gà đúng cách
Không nên cho đường vào trứng vì cách làm này khiến protein trong trứng kết hợp với axit amoni trong đường glucozo tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trྻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng.
Không ăn trứng chưa chín kỹ vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Cho bé ăn trứng tùy theo độ tuổi
Từ 6-7 tháng tuổi: Bé chỉ có thể ăn lòng đỏ trứng, và không thể ăn quá 2-3 lần một tuần, mỗi tuần không được ăn quá 1/2 lòng đỏ trứng.
Từ 8-12 tháng tuổi: Không chỉ một nửa, tại thời điểm này bé đã có thể ăn hết cả một lòng đỏ trứng gà cho mỗi bữa. Mặc dù con đã “lên cấp”, nhưng mẹ cũng hạn chế, chỉ nên cho bé ăn trứng 3,4 lần một tuần thôi nhé!
Trên 1 tuổi: 3-4 trái trứng mỗi tuần đã không còn là vấn đề lớn với trẻ. Tất nhiên, giờ thì cả lòng trắng bé cũng có thể “ăn” một cách ngon lành rồi.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Nếu nhiều người xem lòng đỏ là thức ăn cho não của trẻ thì lòng trắng là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng tế bào và phát triển hệ xương, răng của bé. Vì vậy, khi bé đủ tuổi, mẹ nên cho bé ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Chế biến trứng cho bé ăn tùy theo độ tuổi
Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng. cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.
3. Lưu ý khi cho bé ăn trứng
Với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, mẹ không nên cho bé ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín kỹ để tránh những trường hợp ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.
Nếu làm món trứng chiên cho bé, mẹ nên sử dụng lửa nhỏ. Tuy hơi mất thời gian hơn một chút, nhưng cách này vừa hạn chế làm vitamin B “bay hơi” vừa tiêu diệt được hết những vi khuẩn có trong trứng.
Nếu luộc trứng, không nên cho trứng vào khi nước còn lạnh mà nên để nước sôi mới cho trứng vào để tránh tình trạng trứng bị nứt.
Với những bé trên 5 tuổi, không nên cho bé ăn trứng vịt lộn vào buổi tối cũng như không nên cho bé ăn quá 1 trứng/ ngày. Ngoài ra, không nên cho bé ăn trứng vịt lộn kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin A khác.
Với thông tin cho trẻ ăn trứng gà như thế nào đúng cách tốt cho sức khỏe trên đây hy vọng các mẹ sẽ có cách bổ sung trứng vào bữa ăn cho trẻ hợp lí nhất giúp bé yêu có đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho tindep.com để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe thú vị nhé.