Đinh Lăng là loại cây trồng làm thuốc có thể mang đến hiệu quả kinh tế cao. Do đó chúng ngày càng được nuôi trồng rộng rãi ở các hộ dân. Nhưng đâu là cách trồng cây Đinh Lăng có hiệu quả ổn định lâu dài? Xin mời quý vị hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Contents
Tiêu chuẩn chọn giống cây Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng có hai loại và Đinh Lăng tẻ và Đinh Lăng nếp. Thông thường hộ dân sẽ chọn loại Đinh Lăng nếp để trồng vì chúng có thân nhẵn, lá nhở, xoăn, củ to, rễ nhiều, mềm, vỏ bì dày và đặc biệt là cho ra năng suất cao, chất lượng tốt. Còn loại tẻ có thân cây xù xì, củ nhỏ, rễ ít, có giá trị kinh tế thấp nên hiếm khi được trồng.
Thời vụ và mật độ trồng cây Đinh Lăng
Thời vụ: Đầu mùa mưa là khoảng thời gian lý tưởng để trồng loại cây này. Ngoài ra nếu ab bà con có thể chủ động được nguồn nước thì có thể trồng chúng quanh năm.
Mật độ trồng: Khoảng cách giữa các cây Đinh Lăng nên là 40 x 50 cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha.
Làm đất và đào hố trồng cây Đinh Lăng
Làm đất: Trước hết cần làm cho đất tơi ra rồi mới tiến hành đào hố có kích thước 20 x 20 x 20cm. Đối với những vùng đồi núi, bà con cần đào hố sâu khoảng 20 cm, đường kính rộng 40 cm.
Đào hố trồng: Hãy đào hố theo hàng , mỗi luống ruộng rộng 60 cm, cao 25 – 30 cm, những hốc đào giữa các luống phải lệch nhau, mỗi cây cách nhau 50 cm là lý tưởng nhất.
Bón phân lót cho cây Đinh Lăng
Bà con hãy tiến hành bón phân lót trước khi trồng cây khoảng 10 – 15 ngày. Phân lót cần chuẩn bị bao gồm phân chuồng và phân NPK, cụ thể mỗi hecta cần có 10 – 15 tấn phân chuồng và 400 – 500 kg phân NPK 20.20.15 kèm theo lớp đất mặt rồi cho vào từng hố cho đến hết.
Hướng dẫn cách trồng cây Đinh Lăng
Cách trồng cây Đinh Lăng bao gồm những bước cơ bản như sau:
1. Cách trồng cây Đinh Lăng bằng hom giống
Hom giống là những cành khỏe, bánh tẻ, cành vừa chuyển sang màu nâu được cắt ngắn thành từng đoạn dài 20 cm. Đặt hom giống nghiêng 45 độ so với mặt hố đã đào sẵn, sau đó lấp đất sao cho đầu hom hở ra khoảng 5 cm khỏi mặt đất sau khi lấp.
2. Cách trồng cây Đinh Lăng bằng cây giống
Sau khi xé bỏ túi bầu, bà con đặt bầu cây vào hố đã đào sẵn rồi lấp đất thật chặt lại. Tiếp theo dùng rơm rạ phủ lên xung quanh mặt luống để tránh cỏ dại mọc lên um tùm và tạo độ ẩm, độ mùn giúp đất tơi xốp. Khi vừa trồng cây Đinh Lăng xong, trong vòng 25 ngày hãy đảm bảo cung cấp độ ẩm đầy đủ cho đất bằng cách tưới nước nhưng cũng không nên tưới quá nhiều để tránh gây ngập úng. Đặc biệt sau những cơn mưa lớn hay những cơn mưa rả rích, liên tục, bà con hãy tiến hành thoát nước ngay để không làm thối rễ.
Cách chăm sóc cây Đinh Lăng
Bên cạnh cách trồng cây Đinh Lăng thì cách chăm sóc chúng như thế nào để cho ra năng suất cao nhất cũng rất được bà con quan tâm. Cụ thể cách chăm sóc loại cây này sẽ bao gồm những công việc sau:
1. Cách chăm sóc cây Đinh Lăng định kì
Tưới nước: Khi trái đang lớn và quả sắp chín, bà con cần tưới nước đầy đủ trong năm vì thời điểm này rơi vào mùa khô.
Phòng trừ cỏ dại: Bà con hãy làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần cho mỗi vụ thu hoạch; một năm xới gốc 2-3 lần. Đặc biệt dùng thân cây xanh, rác, cỏ đắp lên xung quanh gốc cây để hạn chế sự hình thành, phát triển của cỏ dại.
2. Cách cắt tỉa, tạo hình cây Đinh Lăng
- Kể từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm bà con cần cắt tỉa lá và cành mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 9.
- Trồng cây từ 3 năm trở lên thì mới có thể thu hoạch. Mỗi gốc chỉ giữ lại 1 – 2 cành to, đồng thời tưới nước đầy đủ, bón thúc vào tháng 8 và tháng 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón và làm cỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi lớn củ Đinh Lăng cùng những cành chính còn lại. Đồng thời tạo điều kiện tối ưu cho cây Đinh Lăng phát triển tốt trong mùa sau.
3. Cách bón phân cho cây Đinh Lăng
Bón phân cho cây Đinh Lăng cần chia theo từng giai đoạn phát triển của chúng:
- Năm thứ nhất: Bón thúc 10 kg phân ure/ sào bằng cách bón vào từng hố rồi lấp kín đất lại. Thời điểm bón phân lý tưởng trong năm đầu là tháng 6 và 7 dương lịch sau khi làm cỏ.
- Cuối năm thứ 2: bón thêm phân chuồng 5 – 6 tấn/ha và 250 – 300 kg NPK 20.20.15 + 100 kg Clorua kali. Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30 cm, sau dùng đất lấp kín phân trong hố lại để tạo tiền đề cho cây Đinh Lăng phát triển mạnh trong năm sau. Thời điểm bón phân lý tưởng cho năm thứ hai chính là tháng 2 và tháng 9 dương lịch sau khi tỉa cành.
- Từ năm thứ 3 trở đi, bà con cũng sử dụng lượng phân tương tự như cuối năm thứ 2 nhưng còn cần kèm theo những loại phân bón qua lá để tăng cường vi lượng cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây Đinh Lăng
Đinh Lăng là loại cây trồng dùng để làm thuốc nên bà con nhất định chỉ sử dụng các loại thuốc sinh học để phun xịt, tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu giàu các thành phần hóa học để tiêu diệt sâu bệnh nhé!
Đối với cây Đinh Lăng, những tác nhân gây hại thường gặp là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Bà con hãy dùng các loại thuốc sinh học, điển hình như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun xịt cho cây. Bên cạnh đó, người trồng cũng có thể mang găng tay để tự bắt những loại sâu gây hại đó vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Thu hoạch và bảo quản
Đây là một khâu quan trọng vô cùng sau khi bà con đã áp dụng thành công cách trồng cây Đinh Lăng. Hầu như tất cả các bộ phận của cây Đinh Lăng đều có giá trị sử dụng cao nên hãy chú trọng trong việc thu hoạch cũng như bảo quản chúng thật kĩ nhé!
Lá cây Đinh Lăng: Trong quá trình trồng cây, bà con nên tỉa bớt những lá mọc ở khu vực quá dày. Nếu muốn thu hoạch vỏ cây hay rễ cây Đinh Lăng, hãy tiến hành thu hoạch lá trước để mang chúng đi hong khô rồi sấy khô.
Vỏ cây và rễ cây Đinh Lăng: Bà con có thể thu hoạch chúng vào cuối năm thứ 2. Sau khi thu hoạch xong, hãy rửa sạch đất cát có dính trên chúng rồi cắt rời phần rễ lớn và mang đi hong khô. Đối với rễ nhỏ, bà con cứ việc để chúng riêng sang một bên và không nên bóc vỏ. Phần rễ lớn và phần thân mới cần được tách vỏ sau khi hong khô.
Phân loại sau khi thu hoạch:
- Loại I là vỏ rễ lớn của cây Đinh Lăng, tức là loại rễ có đường kính (lúc tươi) từ 10 mm trở lên.
- Loại II là vỏ thân và vỏ rễ của cây Đinh Lăng có đường kính dưới 10 mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2 mm).
- Loại III là các loại rễ và vỏ thân của cây Đinh Lăng mỏng dưới 2 mm.
>>> Xem thêm: Cách trồng mít Thái ra trái quanh năm.
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trồng cây Đinh Lăng mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ cho những độc giả thân thương của chúng tôi. Chúc quý vị áp dụng thành công để có những vụ mùa bội thu và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!