Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao

Atisô (Cynara scolymus) là loại cây trồng quanh năm, có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải. Là loài cây được trồng để lấy hoa làm rau ăn, ngoài ra để có thể tận dụng tối đa công dụng của Atiso người ta còn có thể lấy thêm thân và lá để chế biến tăng thêm thu nhập. Hiện nay, với cách trồng Atiso đơn giản mọi người ở khắp nơi đều áp dụng để trồng loại cây này, kể cả những nơi có vùng khí hậu không thuận lợi. Để có thể giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn thì Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả qua bài viết sau nhé!

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao-1

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao

Đất trồng

Atiso là loại cây thích hợp trồng trên đất có nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ từ 5-7%, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.

Độ ẩm thích hợp để trồng trong thời tiết khô nóng là trên 80%, nhưng khi thời tiết mưa bạn nên điều chỉnh lại độ ẩm vì nếu độ ẩm đất quá cao thì cây sẽ rất dễ nhiễm bệnh và có thể làm chết các cây non.

Trung bình khi trồng Atiso thì độ pH thích hợp là khoảng 6-6,5. Nhưng khi trồng ở Đà Lạt thì điều kiện thời tiết khác nhau, mỗi năm bạn phải bón thêm vôi để có thể duy trì độ pH ở mức ổn định tốt nhất cho cây, nhất là những nơi có vùng đất thấp.

Xem Thêm  Những câu nói hay về ước mơ, Stt ước mơ thành công

Đất trồng Atiso nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất này rất tốt, thoát nước, giữ ẩm đều phù hợp trồng loại cây này. Trong quá trình trồng cây, bạn phải thực hiện chế độ thâm canh để cây có thể phát triển tốt hơn, tăng năng suất và giảm tối đa các loại sâu bệnh gây hại. Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa. Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột.

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao-2

Cách trồng cây Atiso

Khi trồng Atiso có 2 cách trồng chính là trồng bằng cây con hoặc trồng bằng hạt.

  • Trồng Atiso bằng cây con: Bạn nên chọn những loại cây Atiso khỏe mạnh đẻ cây con, khi đó bạn chỉ cần tách những cây con ra và đem đi trồng là được.
  • Trồng Atiso bằng hạt: Với kỹ thuật trồng bằng cách này, bạn nên chọn thời điểm gieo hạt là vào mùa xuân, sử dụng đất có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều mùn để giúp cây phát triển tốt, tránh hạt giống bị hư. Khi thấy cây mọc được 2 lá thì bạn tiến hành trồng cây con vào bịch và tưới 1 lần trong vòng 2 tuần.

Khi thấy cây mọc được 2 lá thì bạn tiến hành trồng cây con vào bịch và tưới 1 lần trong vòng 2 tuần.

Khi trồng đến lúc cây có kích thước đường kính khoảng 4 thước là bạn nên thu hoạch, không nên để cây quá dày vì như vậy sẽ giúp gió luồng qua được và cây sẽ ít bị bệnh nấm sương hơn. Khoảng cách trồng cây cách nhau ít nhất khoảng 1-2 thước tùy vào diện tích chỗ bạn trồng.

Xem Thêm  Những bộ phim hành động Hàn Quốc hay nhất

Cây Atiso là cây có thể thu hoạch được nhiều mùa vụ liên tiếp nên trong quá trình trồng bạn cần bón phân đầy đủ theo định kỳ và ít cày bới.

Atiso khi trồng được từ 90 ngày trở lên sẽ có thể trổ nụ. Năm đầu cây sẽ chỉ cho mỗi nhánh 2 bông, những năm sau đó mỗi nhánh cây có thể có đến 12 nụ và tiếp tục như thế liên tiếp từ 4-7 năm.

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao-3

Chăm sóc cây Atiso

Trong quá trình trồng cây, bạn phải thường xuyên phủ cỏ khô để giữ ẩm cho cây ( sau 7 ngày có thể bỏ lớp phủ này ra ) và tưới nước 2 lần/ngày vào các buổi sáng sớm và chiều mát.

Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần. Bạn có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá để phun giúp cây con mau phát triển. Không được bón phân đạm với hàm lượng cao sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng của cây sau này.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Bọ phấn: Thường có ở mặt dưới lá, nó sẽ ăn chích nhựa cây, sẽ làm cây yếu đi chậm phát triển. Để phòng bệnh bạn cần cày, phơi đất kỹ trước khi trồng, dọn vệ sinh thường xuyên, tạo độ thoáng cho cây. Phun thuốc bảo vệ thực vật như Dinotefuran, Oxymatrine, Citrus oil, Thiamethoxam,..

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao-4

Rầy mềm: Thường sống tập trung, xuất hiện dưới mặt lá của cây, ngoài ra còn có ở đầu cuống lá. Để phòng bệnh bạn cần thường xuyên dọn các tàn dư mang đi tiêu hủy, vệ sinh vườn trồng tạo độ thoáng cho cây, cắt bỏ những lá bị sâu hại để giảm mật độ sống của chúng. Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để phòng bệnh như bamectin, Abamectin + Alpha-cypermethrin, Abamectin + Azadirachtin, Etofenprox, Thiamethoxam,…

Xem Thêm  Những bộ phim về hacker hay nhất mọi thời đại

Đốm lá: là do nấm Ramularia cynarae gây ra, bệnh lây lan nhanh vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao. Biện pháp phòng bệnh, trươc khi trồng nên chọn những cây khỏe mạnh, trồng nơi có vùng đất cao, tạo sự thoáng cho cây, thoát nước tốt. Bón phân đầy đủ theo định kỳ để tăng cường đề kháng cho cây.

Thu hoạch

Khi cây bắt đầu trổ nụ, bạn nên canh thời điểm để có thể thu hoạch đúng cây sẽ ngon hơn. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ.

Bạn tiến hành cắt nụ và cuống của cây với độ tài khoảng 3-5cm. Cuống Atiso cũng có vị như nụ cho nên bạn cũng cần dùng, không nên bỏ.

Sau khi thu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao-5

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà

Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao rất đơn giản phải không nào. Với những chia sẻ từ bài viết này, hi vọng các bạn có thể trồng và thu hoạch được những vụ mùa bội thu để có thể tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống. Chúc các bạn thành công!

Bài Liên Quan: