Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà

Atiso đỏ là một trong những loại cây có công dụng và nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Có thể chế biến Atiso đỏ làm thực phẩm, dùng làm nước uống và đặc biệt làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Với những điều tuyệt vời mà Atiso đỏ có thể đem lại thì hiện nay trồng Atiso đỏ ngay tại nhà đang được rất phổ biến. Vì thể, hôm nay Wiki Cách Làm sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà qua bài viết này nhé!

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà-1

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ trước khi trồng cây Atiso đỏ

Để trồng Atiso đỏ tại nhà bạn cần phải chuẩn bị chậu, khay hoặc thùng xốp có đục lỗ ở đáy để cây có thể thoát nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các bao xi măng hoặc mảnh đất nhỏ trong khu vườn, sân thượng để trồng.

Đất trồng cây đổ

Đất để thích hợp trồng Atiso đỏ là đất phải có nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ khoảng 5-7%, giữ ẩm và thoát nước tốt cho cây. Độ pH phù hợp là từ 6-6,5. Độ ẩm trong đất khi thời tiết khô là trên 80%, nhưng không nên để độ ẩm quá cao và kéo dài trong mùa mưa sẽ làm cây dễ bị nhiễm bệnh và chết.

Xem Thêm  Mẫu đơn xin vào Đảng, xin kết nạp Đảng mới nhất 2019

Ngoài ra, bạn có thể mua sẵn đất tại các cửa hàng hoặc trộn hỗn hợp đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

Cần bón vôi rồi phơi ải từ 7-10 trước khi trồng để có thể xử lý hết các mầm bệnh có trong đất, tránh gây tổn hại đến cây.

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà-2

Cách trồng cây Atiso đỏ

Thường thì Atiso đỏ được mọi người trồng bẳng hạt nhiều hơn vì tỉ lệ cây phát triển tốt hơn. Hạt giống Atiso đỏ bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc siêu thị. Cần chọn những loại hạt giống chất lượng tốt, tỉ lệ nảy cầm cao, không chất bảo quản thì sau này cây sẽ cho ra năng suất hiệu quả.

  • Lựa chọn thời điểm nắng, khô để có thể gieo trồng, ngâm hạt giống trong nước từ 2-3 giờ để trưng hạt, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
  • Mỗi chậu bạn nên gieo từ 2-3 hạt và khoảng cách mỗi hạt là từ 3-6cm.
  • Khi thấy cây con cao chừng 20cm, bạn cần loại bỏ những cây xấu, yếu bị sâu bệnh, chừa lại cây tốt, khỏe mạnh để đem đi trồng. Những cây có lá xẻ thùy sau này sẽ khi thu hoạch sẽ cho năng suất cao hơn mấy cây bình thường.
  • Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước bằng bình phun sương nhẹ để cây không bị gãy.

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà-3

Chăm sóc cây Atiso đỏ

Vào mùa khô, cần tưới nước 2 lần/ngày cho cây vào các buổi sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa, bạn cần phải thường xuyên thoát nước cho cây, tránh tình trạng cây bị ngập úng dẫn đến bị chết.

Xem Thêm  Cris Devil Gamer là ai? Thông tin sự nghiệp, tiểu sử Cris Phan

Khi trồng cây được 15-20 ngày, bạn tiến hành bón lót cho cây đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế,… Cách 20 ngày là bón 1 lần cho cây là tốt nhất.

Trong quá trình trồng và chăm sóc cần tiến hành vui xới 2-3 lần cho cây. Nhổ sạch cỏ dại xung quanh để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Thu hoạch

Khi trồng được 45-50 ngày là cây sẽ ra hoa đầu tiên thì bạn có thể thu hoạch. Tùy vào giống cây và điều kiện thời tiết thì cây có thể ra hoa sớm hoặc trễ hơn.

Khi thu hoạch, nên hái vào lúc có nắng để có thể phơi đài cho quả Atiso đỏ nhanh khô, không bị ẩm ướt, mốc là hỏng bông Atiso đỏ. Không nên thu hoạch khi thời tiết đang mưa vì như thế sẽ làm giảm chất lượng quả Atiso đỏ. Đài quả sẽ bị đen và không đạt yêu cầu về màu.

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà-4

Những công dụng của Atiso đỏ

Hoa atiso hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người già nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy ồ ạt mà cũng không gây tác dụng phụ.

Atiso đỏ chứa cynarin và silymarin là hai chất chống oxy hóa rất có ích cho gan. Một số nghiên cứu cho thấy chúng còn giúp hồi phục chức năng của gan. Atiso còn giúp làm đẹp làn da. Bởi da của bạn đẹp hay xấu phụ thuộc độ khoẻ hay yếu chức năng gan, tiêu hoá tốt hay không. Người dùng trà Atiso đỏ lâu rất thích nó bởi vị đàm đà dễ chịu. Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.

Xem Thêm  Cách khử mùi và vệ sinh lò nướng

Hạt atiso đỏ ép lấy dầu có tác dụng kháng khuẩn Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Coryne bacterium pyogenes… và kháng nấm các loại Cryptococcus, Trychophyton, Aspergillus… Tham khảo tác dụng kháng khuẩn của Nấm linh chi.

Đài hoa Atiso đỏ có công dụng làm giãn cơ trơn tử cung, chống co thắt cơ trơn, trị viêm họng, ho, giúp hạ huyết áp và có tính kháng sinh. Đai hoa atiso mang nhai ngậm có tác dụng trị ho và viêm họng.

Lá atiso dùng làm rau ăn có vị chua chua. Người ta còn dùng thay giấm bằng đài hoa vì có vị chua hoặc làm mứt hay chế nước giải khát. Có nơi dùng để chế siro và còn có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng làm chất thơm kết hợp với đài hoa, quả để chữa bệnh scorbut. Toàn bộ cây có thể chế biến thành rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, chua dịu, vị chát mang dáng dấp của rượu vang Bordeaux.

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà-5

Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà-6

Xem thêm: Cách trồng Atiso đúng cách đạt hiệu quả cao

Có thể nói Atiso đỏ là loại cây vô cùng tốt nếu không trồng có thể rất phí. Với cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà mà Wiki Cách Làm đã hướng dẫn bạn qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ nhanh tay trồng loại cây này trong khu vườn nhà mình. Chúc các bạn thành công!

Bài Liên Quan: