Cách phòng bệnh quai bị ở trẻ em?

Bệnh quai bị là 1 căn bệnh nhẹ nhưng có tính phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè và hiện chưa có thuốc đặc trị, vì thế chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa để có sự chủ động khi đối phó với bệnh, nhất là với các bé là người dễ nhiễm bệnh nhất.

Cách phòng bệnh quai bị ở trẻ em?-1

Cách phòng bệnh quai bị ở trẻ em?

1/ Ai có thể mắc bệnh: 

  • Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó.
  • Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai

Cách phòng bệnh quai bị ở trẻ em?-2

2/ Biểu hiện của bệnh như thế nào?

  • Sốt cao, có thể lên đến 40 độ C, khô miệng, nuốt đau, nhức đầu.
  • Sưng to tuyến nước bọt vùng dưới hàm ở 1 bên hoặc cả 2 bên.
  • Ở các trẻ vị thành niên có thể có sưng căng và đau tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên.
  • Bệnh phát và và tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).
Xem Thêm  Hiện tượng chậm kinh ở nữ giới

3/ Bệnh có nguy hiểm không? 

  • Đa số các trường hợp quai bị đều tự hồi phục không có biến chứng.
  • Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có những biến chứng như: sẩy thai tự nhiên (nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ), điếc, sưng phù nề tinh hoàn, buồng trứng…các biến chứng này thường gặp ở người lớn trẻ tuổi.

4/ Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc như thế nào?

  • Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.
  • Vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh.
  • Không bôi hoặc đắp những thuốc dân gian như vôi, trầu nhai…ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc
  • Tránh sử dụng các thức ăn nhanh, nước uống có vị chua
  • Nên nằm nghỉ nhiều.
  • Chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ  tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức.
  • Súc miệng nước muối.
  • Dùng thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol, Aspirine.

5/ Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Người bệnh phải nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm, không đi học. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai.

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.

Xem Thêm  Cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Vệ sinh cá nhân và nhà cửa:

  • Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, dĩa…)
  • Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
  • Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
  • Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.

6/ Chích ngừa quai bị khi nào và ở đâu?

Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin phòng bệnh quai bị thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR):

  • Trẻ em từ 9 tháng – 12 tháng tuổi: Tiêm 3 lần
    • Lần 1: lúc 9 tháng tuổi
    • Lần 2: sau lần 1 sáu tháng
    • Lần 3: từ 4-12 tuổi
  • Trẻ em từ 12 tháng – 5 tuổi: tiêm 2 lần
    • Lần 1: lúc 12 tháng tuổi
    • Lần 2: từ 4-12 tuổi
  • Trẻ em trên 5 tuổi và người lớn: Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. 

7/ Những ai không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin phòng ngừa quai bị?

Vắc xin ngừa quai bị chứa virus sống nên không tiêm ngừa quai bị khi:

  • Suy giảm miễn dịch nặng.
  • Bệnh ác tính toàn thân: Leucémie,  lymphoma…
  • Đang điều trị corticoid toàn thân liều cao, thuốc chống chuyển hóa, độc tế bào, xạ trị chống ung thư.
  • Phụ nữ mang thai và nghi ngờ mang thai không được tiêm vắc xin quai bị.
  • Những phụ nữ được tiêm vắc xin quai bị cần áp dụng biện pháp ngừa thai trong thời gian ít nhất là 28 ngày sau khi tiêm.
Xem Thêm  Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

8/ Tiêm chủng vắc xin ở đâu?

  • Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố và Quận, Huyện.
  • Trạm Y tế Phường, Xã

Mẹ hãy là người chủ động tìm hiểu để giúp con đề phòng và điều trị thật tốt để tránh lây lan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé và mọi người xung quanh nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

 

Bài Liên Quan: