Hiện nay người nuôi chim thực sự có rất nhiều lựa chọn bởi vì các giống chim bổi (chim ngoài thiên nhiên mới được bẫy về) khá đa dạng. Chim quốc (hay còn gọi là cuốc) là một trong số những lựa chọn đó. Đây là một giống chim có giọng kêu khá thảm thiết nhưng bù lại rất khôn, khi đã thuần hóa chúng sẽ quấn quít với bạn như thú nuôi vậy. Nuôi quốc có thể làm kiểng hoặc bán, chọi. Nếu đây là lần đầu tiên bạn nuôi cuốc bổi thì đây là bài viết dành cho bạn. Wiki Cách Làm xin chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về cách nuôi chim quốc (cuốc) bổi. Cùng tham khảo nhé!
Contents
Tìm hiểu về chim quốc (cuốc) bổi
1. Đặc điểm hình dáng
Chim cuốc còn được gọi là chim quốc, nguồn gốc cái tên này dựa vào đặc điểm tiếng kêu của chúng. Về đặc điểm hình dáng thì chim quốc được thiên nhiên ban tặng với một chiếc mỏ dài và sắc nhọn, đi cùng là một chiếc cổ khá dài và có bộ lông trắng đen. Phía trên lưng của chim quốc sở hữu bộ lông màu xám tro, phần ngực và bụng lại sở hữu bộ lông màu trắng. Phần đuôi có màu nâu nhạt.
Chim quốc có đôi chân khá dài như cò hương. Nhờ vào đôi chân này mà chim quốc có thể lẫn trốn kẻ thù một cách dễ dàng và nhanh chóng. Song đó chính đôi chân này giúp chúng tìm kiếm thức ăn bền bỉ mỗi ngày mà không cảm thấy mệt mỏi.
Song đó chim quốc cũng có đôi cánh nhứng sải cánh của chúng khá ngắn và yếu. Tuy chim quốc có thể bay trong không trung nhưng quãng đường bay rất ngắn. Chỉ có thể bay lập lờ cách mặt đất tầm vài mét, chính vì thế chim quốc ít khi bay nhảy và đậu được trên các cành cây cao.
2. Nơi sinh sống
Chim quốc (cuốc) bổi là một trong những loài chim bạo dạn khi tiếp xúc với con người. Chúng sinh sống và tìm kiếm thức ăn ở những khu vực có bụi cỏ um tùm. Với đôi chân gầy và cao của chim quốc khiến bụi cây không gãy, nát.
Chim quốc là một loài vật sống với bản tính đa nghi, chúng có thể nhận biết kẻ thù cách xa km nhờ vào đôi tai thính của mình.
3. Quá trình sinh sản
Thường chim quốc sẽ đẻ trứng vào tổ ở quanh khu vực bụi cỏ um tùm. Đây cũng là cách ẩn nấp của chim quốc bảo vệ đàn con của mình. Trung bình mỗi lượt đẻ, chim quốc sẽ sinh sản từ 7 – 8 trứng. Đặc điểm trứng có màu xanh nước biển, khi nở chim quốc con sẽ có màu đen.
Khi chim quốc còn nhỏ sẽ được bố mẹ tìm kiếm thức ăn nuôi dưỡng từ 1 – 2 tháng. Sau khi cứng cáp và trưởng thành, chim quốc con sẽ tự động sinh tồn, tự tìm kiếm thức ăn và trốn tránh kẻ thù.
4. Tiếng kêu
Thường vào ban đêm, chim quốc sẽ cất lên tiếng kêu thật đáng buồn. Thường chim quốc kêu cuốc, cuốc,… báo hiệu mùa hè sắp về. Nhưng đến mùa giao phối thì chim quốc lại kêu cu loa! cu loa!. Khi người dân nghe tiếng chim quốc kêu sẽ nhận dạng được chim quốc đang ở tình trạng nào.
Cách nuôi chim quốc (cuốc) bổi đúng cách
1. Lựa chọn giống nuôi
Tùy theo mục đích nuôi chim quốc của bạn để làm gì mà việc lựa chọn giống nuôi ảnh hưởng không nhỏ.
Nếu bạn nuôi chim quốc với mục đích kinh doanh, mua bán hoặc nhân giống thì hãy chọn giống chim quốc cái. Thịt của chim quốc đực ngon và chắc hơn. Khách hàng mua sẽ lựa chọn nhiều hơn.
Nếu bạn nuôi chim quốc để chơi cảnh nên chọn chim quốc đực. Bởi tiếng chim quốc đực sẽ ấm và hay hơn rất nhiều. Bộ lông của chúng cũng sẽ đẹp hơn chim quốc cái.
2. Lồng nuôi chim quốc bổi
Cuốc bổi thường chưa quen sống môi trường nhân tạo, nên thường có ý định “chuồn”. Bạn hãy chuẩn bị một chiếc lồng rộng rãi, bên trong đầy đủ thức ăn nước uống và lưu ý chăm sóc cuốc cẩn thận.
Khi chim quốc còn non, bạn nên sử dụng lồng nuôi bằng những chiếc thùng cát tông bằng giấy. Phía trong thùng hãy lót những tấm vải cũ mềm và mát để tăng độ ẩm cho chim quốc nhanh lớn và cứng cáp hơn. Chiều cao của chiều thùng nuôi này đủ cao để không cho chim quốc con nhảy ra ngoài.
Khi chúng đã bắt đầu dạn người, chim cuốc đã quen chủ, bạn có thể tự tin thả chúng ra mà không lo sợ chúng đi mất. Chúng sẽ loanh quanh gần bạn và thích nghi với cuộc sống mới.
3. Thức ăn cho chim quốc bổi
Đầu tiên bạn hãy xác định xem cuốc của bạn là giống cạn hay giống nước bởi 2 giống này sẽ ăn những loại thức ăn khác nhau. Vì vậy việc phân biệt giống là quan trọng. Cuốc nước thường có đôi chân dài hơn nhiều so với cuốc cạn, mình mấy cũng lớn hơn. Chúng ăn những thức ăn dưới nước như: tôm tép, cá… Còn cuốc cạn thường lại thích côn trùng, cào cào, trứng kiến vàng.
Ngoài ra, cám cho chim cũng là loại thức ăn phổ biến có thể dùng cho cả 2 giống cuốc trên. Ban đầu có thể cuốc bổi sẽ không há miệng để ăn, bạn có thể cạy miệng để đút, lâu dần tập thói quen tự ăn cho chúng. Sau một thời gian, bạn cũng cần bổ sung thức ăn tươi mà cuốc yêu thích.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim cắt đơn giản hiệu quả
Trên đây là những thông tin hay về chim quốc bổi cũng như cách nuôi chim quốc (cuốc) bổi hiệu quả tại nhà. Tùy theo mục địch nuôi chim quốc của bạn để chơi cảnh, kinh doanh hay nhân giống mà việc lựa chọn giống nuôi sẽ khác nhau. Cách chăm sóc loài chim dạo dạn và gần gũi với con người này không quá khó. Chỉ cần bạn có một chút kiên nhẫn, chăm sóc cẩn thận, chú cuốc của bạn sẽ sớm dạn, khỏe mạnh và lúc này bạn có thể đem khoe chúng với bạn bè của mình. Chúc bạn thành công!