Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản

Gạo lức là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có nhiều công dụng và rất tốt cho cơ thể. Gạo lứt được nhiều người tin dùng vì cho rằng giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân, thậm chí chữa các bệnh nan y. Ngoài những công dụng này, gạo lứt còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho chị em phụ nữ. Cháo gạo lứt là món ăn được nhiều người ưa thích, bạn có thể nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện tại nhà theo các bước sau đây.

Hướng dẫn cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Gạo lứt đỏ: Bạn mua khoảng 300 gram gạo lứt là đủ cho một nồi cháo 4 người ăn.

– Đậu đỏ: 15 gram

– Hạt sen tươi hoặc sen khô tùy sở thích và điều kiện

– Rong biển phổ tai

– Mơ muối

– Nghệ (hoặc bột nghệ)

– Muối tinh

2. Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện

Bước 1: Rửa sạch gạo và đậu

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-1

– Vo sạch gạo lứt với 3 lần nước để gạo bay hết bụi bẩn.

– Làm tương tự với đậu dỏ, tuy nhiên cũng lưu ý là đãi sạch vỏ đậu đỏ trong quá trình vo để cháo khi thành phẩm sẽ mịn và ngon hơn.

Bước 2: Đun nước và luộc đậu

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-2

– Bắc một nồi nước lên bếp, vặn to lửa cho nước sôi thì thả đậu đỏ vào.

– Luộc đậu đỏ trong khoảng 5 phút thì cùng muối lỗ vớt ra rổ, để ráo nước.

Bước 3: Cho hỗn hợp vào

– Rửa lõi nồi cơm cho thật sạch rồi lần lượt cho gạo lức, đậu đỏ đã luộc chín, hạt sen, mơ muối cắt thành từng miếng nhỏ, phổ tai, bột nghệ và muối tinh vào.

– Rót vào nồi khoảng 1 lít nước lọc rồi khuấy đều hỗn hơp này lên trước khi đặt vào nồi.

– Đậy nắp nồi cơm lại, bật nút cho nồi chuyển sang chế độ nấu.

– Đợi khoảng 40 đến 50 phút tùy vào lượng nước cũng như nồi cơm mà khói sẽ bốc lên, nước dần cạn đi và nồi cháo của bạn cũng dần được hoàn thành.

Xem Thêm  Gợi ý quà tặng tết cho khách hàng, đối tác dịp cuối năm

Lưu ý: Trong quá trình nấu, có thể thỉnh thoảng mở nắp nồi và dùng muôi khuấy nhẹ tay để cháo được đều và ngon hơn.

Bước 4: Thưởng thức

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-3

Múc cháo ra bát tô và thưởng thức ngay khi còn nóng.

Cháo gạo lứt sẽ rất ngon nếu bạn có thể ăn kèm với ca-la-thầu hay còn gọi là củ cải muối. Ngoài ra còn có một số loại rau thơm, hành lá cũng rất hợp.

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-4

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-5

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-6

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cơm gạo lứt để nấu cháo sẽ tiết kiệm được thời gian mà không bị mất vị. Bạn cũng có thể sáng tạo thêm khi nấu cháo với một số loại rau củ tùy vào các thời điểm trong năm. Khi đó, món ăn sẽ thêm thơm ngon và bổ dưỡng.

Mặc dù gạo lứt rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có thể ăn được thực phẩm này. Đối với một số trường hợp nên hạn chế ăn gạo lứt để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Công dụng của gạo lứt đối với con người

1. Giảm hàm lượng cholesterol

Trong gạo lứt có chứa nhiều tin bột cung cấp năng lượng dồi dào cho con người. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa thêm rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6 có tác dụng trong việc giảm hàm lượng cholesterol, triglyceride vào cơ thể thông qua ăn uống. Từ đó, gạo lứt giúp hạn chế các căn bệnh liên quan đến tim mạch, phòng ngừa đột quỵ.

2. Giúp giảm cân

Vì trong gạo lứt chứa rất nhiều tinh bột nên khi nạp vào cơ thể sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp kiềm chế trong việc ăn uống. Tinh bột có trong gạo lứt là một trong các loại tinh bột hấp thụ chậm, hạn chế việc hình thành mỡ bụng, giúp điều hòa glucose, giải độc ruột kết và tăng cường việc trao đổi chất, giúp cơ thể tăng cơ bắp và giảm mơ nhanh hơn.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Với thành phần bao gồm polyphenol và tocotrienol, gạo lứt có thể kìm hãm đươc sự sản sainh các thế báo ung thư bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc hấp thụ chất xơ và IP6 hàng ngày cũng giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư gan hay ung thư vú. Các chất này sẽ cản trợ được sự phát triển của khối u đồng thời một lượng estrogen trong đường ruột sẽ ngăn ngừa các khối u này tái hấp thụ vào máu.

Xem Thêm  Xem tử vi năm 2017 Đinh Dậu cho chòm sao Miên Dương

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon đơn giản-7

4. Giúp làm đẹp

Bên cạnh các công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, gạo lứt còn là một trợ thủ đắc lực trong việc làm đẹp, đặc biệt với các chị em phụ nữ. Lớp màng của gạo lứt được cấu thành bởi các dưỡng chất như CoQ10, vitamin E, vitamin B hay biotin, tất cả đều là những cái tên vô cùng quen thuộc trong thành phần kiến tạo làn da. Các chất này đồng thời còn giúp các chị em trị mụn vô cùng hữu hiệu.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn.

Ngoài những công dụng trên, gạo lứt còn có nhiều công dụng khác như giúp tăng cường sự hoạt động của não bộ. cải thiện thị giác, hạn chế sỏi thận, giảm loãng xương, cải thiện chức năng gan, giải độc cơ thể hay hỗ trợ chữa bạnh tiểu đường,… mà chúng ta không thể nào liệt kê hết.

Những ai nên hạn chế ăn gạo lứt?

Ăn nhiều gạo lứt có tốt không? Theo BS Lá Khôi, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần/tuần bởi dùng thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí còn gây phản tác dụng. Khi ăn, bạn phải nhai thật kỹ cho đến khi ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu. Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi, thể trạng yếu, gầy gò, đang mang thai, cần bồi bổ sức khỏe không nên ăn gạo lứt thường xuyên, gây suy giảm sức khỏe, thiếu chất, vitamin.

– Người có chức năng tiêu hóa kém hay người có bệnh về tiêu hóa: Vì gạo lứt rất cứng và có nhiều chất xơ nên khi ăn sẽ khó tiêu hơn so với gạo thường. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều gạo lứt cũng như bắt dạ dày phải làm việc vất vả hơn vậy. Những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa nếu ăn nhiều gạo lứt dễ gây giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày. Tốt nhất đối tượng này chỉ nên ăn gạo trắng.

– Người thiếu hụt Canxi, sắt: Trong gạo lứt có chứa Axit phytic, chất này kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người thiếu hụt Canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, uống sữa,…

Xem Thêm  Cách kho thịt ba chỉ với quế - món ngon dành riêng cho ngày mưa lạnh

– Người có khả năng miễn dịch kém: Nạp hơn 50gr chất xơ mỗi ngày sẽ cản trở việc hấp thụ Protein, tỉ lệ thu nạp chất béo giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bạn. Vậy nên với người có hệ miễn dịch yếu, không nên ăn nhiều gạo lứt mà hãy chọn những thực phẩm nhiều dưỡng chất.

– Người hoạt động thể lực nặng: Những loại lương thực thô như gạo lứt có giá trị dinh dưỡng thấp, thiếu chất đạm và chất béo, cung cấp ít năng lượng nên không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và năng lượng nếu bạn là người thường xuyên hoạt động thể lực.

– Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì: Đây là giai đoạn cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, ngoài ra còn có sự hoạt động mạnh của các Hormone. Ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng, ngoài ra lượng chất xơ nhiều của gạo lứt còn cản trở hấp thụ và sử dụng một số chất, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

– Người cao tuổi và trẻ nhỏ: Do chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa của người cao tuổi đã suy yếu, ăn những loại thực phẩm nhiều chất xơ như gạo lứt tạo gánh nặng lớn lên dạ dày, gây khó tiêu. Hãy chọn những loại thực phẩm nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa.

Wiki Cách Làm vừa chia sẻ với các bạn về công dụng của gạo lứt và cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện ngon và dễ thực hiện tại nhà. Nếu bạn muốn tăng cường chất dinh dưỡng bằng gạo lứt thì thay vì nấu cơm phải nhai lây, kỹ để dễ tiêu, chúng ta có thể nấu cháo ăn sẽ tốt hơn, vừa không phải nhai lâu vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Mặc dù gạo lứt có nhiều công dụng rất tốt nhưng các bạn cũng nên hạn chế ăn loại thực phẩm này nếu mắc một trong những yêu tố hạn chế trên đây. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Bài Liên Quan: