Cờ tướng gọi là cờ Trung Quốc trò chơi trí tuệ chỉ dành cho hai người. Trò chơi này cũng như dàn trận đấu với nhau, mục tiêu tối tượng của trò chơi này là chiếu tướng buộc cả đội hình đối phương phải thua cuộc. Tại nước ta cờ tướng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Cùng tìm hiểu cách chơi cờ tướng hay giỏi nhất từ cơ bản đến mức độ nâng cao.
Contents
Mục đích ván cờ
Ván cờ có sự tham gia đấu trí giữa hai người, một người cầm quân Trắng (Đỏ), người còn lại cầm quân Đen (Xanh). Mục đích cao nhất là sử dụng các quân cờ trên bàn cờ chơi theo đúng luật chiếu bí đối phương hoặc làm đối phương không còn nước đi theo luật.
Ký hiệu tên gọi quân cờ
Bàn cờ tướng tổng cộng có 32 quân cờ, chia thành 2 phe với quân đen và quân đỏ hoặc trắng. Với 16 quân đen và 16 quân đỏ (trắng).
Mỗi bên gồm có 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng.
Trên bàn cờ tướng có 32 quân cờ được chia thành 16 quân đen và 16 quân đỏ (hoặc trắng), các quân cờ bao gồm: 5 quân Tốt, 2 quân Pháo, 2 quân Xe, 2 quân Mã, 2 quân Tượng, 2 quân Sỹ, 1 quân Tướng.
Vị trí tướng trong bàn cờ
Giới thiệu một số vị trí các tướng trong bàn cờ tướng. Hai bên được ngăn cách bởi con sông chính giữa. Trên bàn cờ, có vài con tướng có thể qua sông, còn lại không thể di chuyển qua sông.
Luật chơi quy luật di chuyển
Tướng (Soái)
Tướng đi ngang hay đi dọc từng bước. Dựa theo khả năng chiến đấu Tướng yếu nhất do chỉ di chuyển theo từng bước ngắn. Tướng nếu kết hợp với 2 Sĩ và Tượng canh gác hai bên. Nguy cơ ván cờ hòa cao.
Sĩ
Quân Sĩ có nhiệm vụ “hộ giá” cho Tướng. Sĩ chỉ đi từng bước một và di chuyển theo đường chéo trong Cửu cung. Sĩ cũng được đánh giá là quân cờ yếu nhất.
Tượng
Quân Tượng ngay bên quân Sĩ. Quân tượng di chuyển theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Tượng không qua sông, chỉ có 7 điểm mà Tượng di chuyển.
Xe
Quân Xe di chuyển theo một đường thẳng rộng khắp bàn cờ, miễn sao không có quân cản trên đường đi. Xe nằm trong số các quân cờ mạnh nhất, có khả năng tấn công lẫn phòng thủ. Giá trị của Xe được đán giá bằng 2 Pháo hoặc Pháo Mã.
Pháo
Pháo đi theo chiều thẳng đứng hoặc ngang giống Xe. Pháo là quân cờ ra đời muộn trên bàn cờ tướng.
Mã
Quân Mã đi theo hình chữ nhật 2×1. Mã do không thể di chuyển theo thẳng, lại có thể bị cản nên mức độ cơ động thua xa so với Xe và Pháo. Mã mạnh khi tàn cuộc nhiều hơn khi khai cuộc.
Tốt (Binh)
Quân Tốt đi thẳng và ăn thẳng theo chiều dọc ngay trong phần đất bên mình. Khi Tốt được sông, Tốt đi và ăn chiều ngang. Hai tốt khi qua sông gần nhau có sức mạnh ngang với 1 Pháo hoặc Mã.
Đến cờ tàn, giá trị của Tốt ngày càng tăng giú bạn giành thắng lợi hoặc hòa cờ.
Cách chơi cờ tướng
Ván cờ tướng gồm có 2 người, sau khi hai người nhận quân gồm có một người cầm quân Đỏ và một người cầm quân Đen.
Mục đích tối thượng là ăn quân địch và chiếu Tướng của đối phương, người chơi di chuyển các quân cờ đúng luật và ăn quân cờ của đối thủ. Cố gắng chiếu bí Tướng của đối phương nhanh chiến thắng nhanh trong ván cờ.
Ăn quân: quân cờ di chuyển 1 vị trí trong khi đó quân cờ đối phương đang đứng gần đó, nước cờ tiếp theo bạn sẽ bị ăn nếu trên đường di chuyển của đối thủ.
Chiếu tướng: quân cờ đối phương di chuyển 1 nước làm cho Tướng đang có nguy cơ bị bắt gọi là chiếu tướng. Người bị chiếu tướng phải di chuyển Tướng nếu không sẽ bị thua cả ván.
Chiếu bí: chiếu bí cũng tương tự chiếu tướng nhưng trường hợp này bên bị chiếu không đủ khả năng chống trả.
Kết thúc
– Chiếu bí được Tướng của đối phương.
– Khi Tướng của đối phương bị bao vây, các quân cờ còn lại không thể di chuyển, đối phương bị thua cờ.
– Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không thể chống đỡ.
– Đối phương tự xin thua.
Cờ hòa
– Ván cờ cả hai không thể thắng, không có khả năng chiếu tướng đối phương.
– Đề nghị hòa từ một bên mà bên kia chấp nhận.
Các giai đoạn ván cờ
Một ván cờ sẽ được chia làm ba giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc. Mỗi giai đoạn có đặc trưng riêng.
Khai cuộc
Giai đoạn khai cuộc trong khoảng 5-12 nước đầu tiên. Khai cuộc rất quan trọng quyết định tỷ lệ thành công của ván cờ. Khai cuộc thành công đóng góp đến 40% tỷ lệ thắng.
Một số khai cuộc phổ biến như:
Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của bên đi sau, chỉ nêu vài loại chính:
– Khai cuộc Trung Pháo
Pháo đầu đối Bình phong Mã
Pháo đầu đối Phản cung Mã
Pháo đầu đối Đơn đề Mã
Pháo đầu đối Điệp pháo
Pháo đầu đối Uyên ương Pháo
Pháo đầu đối Thiên phong pháo
– Khai cuộc không dùng Trung Pháo
Khởi Mã cuộc
Phi tượng cuộc
Quá cung pháo
Sĩ giác Pháo
Liễm pháo
Khởi sĩ cuộc
Thiệt hoạt xa
Trung cuộc
Nếu như nói khai cuộc là bày binh bỗ s trận với mục tiêu giành quyền chủ động thì Trung cuộc là giai đoạn cả hai bên tranh giành nhau rất quyết liệt. Giai đoạn này tiêu diệt sinh lực địch và bảo toàn quân ta trước sự phản công.
Các chiến thuật chủ yếu của giai đoạn này: Bắt đôi, Nội kích, Kích thẳng vào Tướng, Điệu hổ ly sơn, Tạo ách tắc, Ngăn trở, Bao vây. Trợ sức, Vu hồi,…
Tàn cuộc
Giai đoạn kết thúc cuộc chiến, tàn cuộc gồm có các loại:
– Cờ tàn thực dụng là thế cờ thắng thua nhìn bằng mắt thường rõ ràng.
– Cờ tàn thực chiến: ván cờ thắng thua khó có thể phân định, diễn biến còn phức tạp.
– Cờ tàn nghệ thuật quân cờ kết thúc ván cờ lại có tính chất nghệ thuật cao.
Xem thêm: Cách xoay rubik 3×3
Cờ tướng là trò chơi trí tuệ được nhiều người chơi yêu thích. Với những hướng dẫn cách chơi cờ tướng dành cho người mới sẽ là những thông tin quan trọng giúp chơi đúng luật, hiệu quả. Cùng chơi cờ tướng để giải trí và nâng cao sự trí tuệ.