Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết

Thông thường phụ nữ mang thai thường quan tâm nhiều đến dấu hiệu chuyển dạ khi đã sắp đến ngày sinh nở mà ít mẹ bầu nào để ý đến dấu hiệu sinh non. Tuy nhiên tỷ lẹn này không hề thấp. Trong thời gian mang thai, đây là khoảng thời gian sức khỏe mẹ bầu và bé yếu nhất.  Do đó, nếu đang mang thai, việc quan trọng là học cách nhận biết sớm các nguy cơ xấu như sảy thai, sinh non, mang thai ngoài tử cung… Nhận biết sớm được những dấu hiệu này có thể sẽ giúp mẹ có liệu trình điều trị phù hợp và giảm tối đa nguy cơ mất con. Hãy cùng tindep.com tìm hiểu những dấu hiệu cần nhận biết sinh non ở mẹ bầu sớm nhất để có các liệu pháp điều trị ngay, giảm thiểu rủi ro.
Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-1

Những dấu hiệu sinh non mà mẹ bầu cần biết

1. Tăng tiết dịch âm đạo

Đây là dấu hiệu đầu tiên báo mẹ bầu đang gặp rắc rối trong thai kỳ. Cụ thể là nếu mẹ bầu bỗng nhận thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, dịch chảy ra ngoài, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…trước tuần 37 của thai kỳ. Hãy đặc biệt lưu ý khi đi kèm với hiện tượng đau bụng, đau lưng và tiêu chảy. Lúc này mẹ bầu nên  cần đi bác sĩ kiểm tra ngay bởi đây được xem là dấu hiệu của sinh non.

2. Xuất hiện những cơn co thắt

Trong những tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu bỗng nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở vùng bụng mà không liên quan đến bệnh tiêu chảy đông thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì cần đặc biệt chú ý. Những cơn co thắt gây sinh non thường xảy ra ở bụng dưới. Nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt khoảng 10 phút  một lần và không có dấu hiệu giảm thì cần đến bệnh viện ngay vì rất có thể em bé sắp chào đời sớm.
Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-2

Xem Thêm  Cách phòng ngừa chứng chảy máu cam trong mùa đông

3. Tăng áp lực lên khu vực xương chậu

Khi mẹ bầu cảm nhân thấy một áp lực lớn đè lên vùng âm đạo hoặc vùng xương chậu giống như thai nhi đang bị tụt xuống sâu, đè nặng lên khu vực xương chậu của mẹ bầu làm cho mẹ bầu có cảm giác nặng nề. Hiện tượng này giống hiện tượng chuẩn bị sinh của mẹ bầu. Vì thế hãy nên đưa mẹ bầu vào bệnh viêm sớm nhé!

Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-3

4. Buồn nôn

Trong thai kì từ tuần 20-37, nếu thời điểm này mà mẹ bầu có cảm giác đầu óc quay cuồng, choáng váng, buồn nôn, ói và kèm theo tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.
Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-4

5. Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động

Mẹ bầu có thể tự kiểm tra bằng cách nằm xuống và theo dõi từng hoạt động của bé. Nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ bé không có gần 10 chuyển động thì bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

6. Vỡ nước ối

Hiện tượng này thì tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Lúc này mẹ bầu chỉ cần lưu ý đặc biệt trường hợp này, khi bị vỡ nước ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-5

7. Đau thắt lưng

Thông thường, cơn đau sinh nở thường bắt đầu với một cơn đau ở vùng lưng dưới, ngày càng dồn dập đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng. Cường độ cơn đau có thể khác nhau nhưng nó sẽ không biến mất và mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến dấu hiệu này. Khi thấy những cơn đau lưng âm ỉ, kéo dài thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.

Khi thấy một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, mẹ bầu phải lập tức đến ngay bệnh viện hoặc bác sĩ thường xuyên thăm khám. Tại đó, bác sĩ sẽ theo dõi sự co thắt cổ tử cung, kiểm tra nhịp tim của bé, kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm dấu hiệu viêm nhiễm cũng như kiểm tra xem màng ối có bị vỡ chưa.
Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-6

Xem Thêm  Thực đơn dinh dưỡng giúp bé ngủ ngon giấc hơn

Những rủi ro khi trẻ sinh non

Sức khỏe của trẻ sinh non còn phụ thuộc rất nhiều vào tuổi của bào thai. Càng gần đến thời điểm đủ tuổi của bào thai thì khả năng sống sót của trẻ càng cao và khả năng mắc bệnh ít hơn. Khi sinh non, các rủi ro mà trẻ có thể gặp như: bé có thể bị ngạt ngay trong bụng mẹ hoặc trong giai đoạn so sinh, thân nhiệt của bé bị rối loạn, suy hô hấp vi cơ thể thiếu Surfactant, một chất chỉ có trong thai nhi đủ tháng có chức năng giữ cho phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra, do sức đề kháng yếu nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, điều này khiến bé dễ bị “sốc” và có thể dẫn đến tử vong. Trẻ sinh non dưới 1,5kg dễ bị mắc bệnh vàng da, điều này có thể lý giải là do gan của trẻ chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa bilirubin thành phân và nước tiểu ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy, chất này bị ứ đọng lại và gây ra vàng da.

Trẻ có thể mắc các rối loạn tiêu hóa: thường xuyên nôn ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột. Rối loạn huyết học. Bệnh lý về thần kinh được biểu hiện bằng các cơn co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển bất bình thường của hệ tinh thần và thể chất của trẻ.  Bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù, nhiễm trùng kéo theo nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v…Các vấn đề này đều có nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được thăm khám và chăm sóc cẩn thận. Những vấn đề rủi ro mà bé gặp phải khi sinh non đều có nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được thăm khám và chăm sóc cẩn thận.

Điều trị cho trẻ sinh non

Vào thời điểm sinh non, nếu có thể các mẹ nên có một bác sĩ nhi khoa có mặt ở đó. Nếu cần hỗ trợ thở hoặc hồi sức, thì yếu tố thời gian rất quan trọng. Điều quan trọng cần ngay lập tức để đảm bảo em bé khi sinh ra được thở ôxy kịp thời, đánh giá chính xác chỉ số Apgar và dùng thuốc hợp lý.

Xem Thêm  Trẻ bị quai bị cần kiêng gì?

Nếu một người mẹ nghi ngờ rằng mình sẽ sinh non, người đó bắt buộc phải liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa hoặc đến phòng sinh của bệnh viện gần nhất. Trong một số trường hợp, việc chuyển dạ có thể trì hoãn được. Tuy nhiên, nếu đã vỡ nước ối và cổ tử cung đã giãn ra thì không thể trì hoãn được. Người mẹ có thể được cho dùng thuốc steroid để giúp hoàn thiện phổi của trẻ. Điều này giúp hạn chế việc phải thở ôxy và giúp trẻ có thể thở một cách độc lập.

Nghỉ ngơi là một yêu cầu bắt buộc với những ca có nguy cơ  sinh non. Thời điểm lý tưởng nhất là khi nghỉ tại nhà với sự hỗ trợ của chồng, bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, nếu em bé cần sự quan tâm và giám sát chặt chẽ và người mẹ không được giám sát chu đáo tại nhà, thì cần phải nhập viện để các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ. Việc tránh quan hệ tình dục lúc mang thai cũng rất quan trọng vì điều này có thể khiến tử cung co thắt, đặc biệt là ở phụ nữ có cổ tử cung rất nhạy cảm. Việc điều trị cho trẻ sinh non thiếu tháng còn phụ thuộc vào thời gian mang thai em bé. Trẻ sinh non cần được hỗ trợ thở do phổi của chúng chưa hoàn thiện và không có khả năng mở rộng một cách độc lập.
Các dấu hiệu nhận biết sinh non mẹ bầu cần biết-7
Để tránh tình trạng sinh non và những ảnh hưởng đến trẻ sau khi sinh thì các mẹ nên tham khảo những dấu hiệu khi sinh non cũng như những đều trị, rủi ro mắc phải khi sinh non cần phải tránh. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các mẹ bầu vững kiến thức hơn về sinh non để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng tindep.com để có thể chăm sóc bản thân cũng như bé yêu nhà mình một cách toàn diện nhất nhé!

Bài Liên Quan: