Táo bón ở phụ nữ mang thai là một trong những triệu chứng về hệ tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ. Với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng táo bón như chế độ ăn uống của mẹ bầu không hợp lý, cơ thể ít vận động,…thông thường mẹ bầu mắc phải triệu chứng này hay bị đầy hơi, khó chịu. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị về táo bón ở bà bầu, hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo một số thông tin về bà bầu bị táo bón nên ăn gì và cách phòng tránh triệu chứng táo bón một cách hiệu quả nhất.
Contents
1. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu là gì?
– Khi mang thai các nội tiết tố bên trong cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi về hàm lượng hormone, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động của hệ tiêu hóa đường ruột làm cản trở việc hấp thu và loại bỏ các chất cặn bã bên trong cơ thể ra bên ngoài.
– Khi thai nhi càng lớn đồng nghĩa là tử cung của mẹ bầu sẽ tăng kích thước làm chèn ép các cơ quan trong ổ bụng.
– Thông thường triệu chứng táo bón mẹ bầu thường hay gặp vào 3 tháng đầu của thai kỳ vì khi này lượng nước trong cơ thể mẹ khá thấp vì bị nghén.
– Một trong những nguyên nhân gây táo bón là do chế độ ăn uống của mẹ bầu chưa thực sự hợp lý.
– Do quá trình mang thai, mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và lười vận động nên dẫn đến tình trạng táo bón.
– Khi thai nhi càng lớn làm gia tăng sức ép lên khung xương chậu và việc cân tăng nhanh vượt bậc khiến mẹ bầu ít khi tiểu tiện hơn.
– Những viên thuốc bổ sung chất sắt và canxi cũng là nguyên nhân gây nên triệu chứng táo bón, một phần do các khoáng chất không được hấp thụ vào trong cơ thể.
2. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị táo bón
Khi bị táo bón, mẹ bầu có những triệu chứng như sau:
- Đi tiêu rất ít phân, phân khô cứng
- Mỗi lần đi tiêu rất khó khăn và căng thẳng
- Mẹ bầu có triệu chứng đi ngoài nhưng ngồi hàng giờ vẫn không đi được
- Đôi khi mẹ bầu phải chảy máy ở hậu môn mới đi ngoài được
- Khi mẹ vừa đi tiêu xong những vẫn còn cảm giác muốn đi nữa
- Việc đi tiêu quá ít so với việc nạp năng lượng vào
- Trong bụng mẹ bầu luôn có cảm giác đầy hơi, khó chịu và không muốn ăn.
Nếu mẹ bầu nào đang có những triệu chứng này thì cần quan tâm và theo dõi lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hằng ngày xem như thế nào để có cách điều trị hiệu quả và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
3. Tác hại khi bà bầu mắc phải triệu chứng táo bón
– Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà mẹ bầu không điều trị sẽ dẫn đến các căn bệnh thường gặp như bệnh trĩ, viêm đại tràng hoặc sa trực tràng,…
– Táo bón sẽ làm mẹ bầu đầy hơi và không thèm ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
– Các chất độc có trong phân nếu tích tụ lâu ngày mà không được thải ra ngoài sẽ bị hấp thụ ngược vào trong máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính.
– Đặc biệt, nếu mẹ dùng sức quá nhiều đến việc đi ngoài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai, có thể sinh non bất cứ lúc nào.
4. Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Mẹ bầu cần lập một chế độ ăn uống hợp lý là một trong những giải pháp cải thiện tình trạng táo bón trong quá trình mang thai hiệu quả.
4.1 Ăn thật nhiều chất xơ có trong rau quả
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải triệu chứng táo bón thì nên bổ sung một lượng lớn thực phẩm có chứa chất xơ như khoai lang, bí đỏ, đu đủ,.. vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Với tính nhuận tràng và dưỡng chất có trong rau củ sẽ giúp hệ tiêu hóa đường dễ hấp thụ và thải ra ngoài một cách dễ dàng.
4.2 Uống thật nhiều nước trong quá trình thai kỳ
Trong quá trình mang thai, do các nội tiết tố bên trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến hiện tượng mất nước nghiêm trọng dẫn đến các hoạt động đường ruột tắc nghẽn. Uống khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị chứng táo bón khi mang thai.
4.3 Thường xuyên vận động, thể thao nhẹ nhàng cho mẹ bầu
Trong thai kỳ, mẹ bầu cần vận động các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ thường xuyên, tập yoga, bơi lội,.. giúp cơ bắp săn chắc khỏe mạnh, hệ tiêu hóa được hoạt động tốt. Cố gắng tạo tâm lý thật thoải mái khi đi ngoài, nhưng lưu ý không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.
4.4 Dùng thuốc điều trị táo bón ở bà bầu
Việc sử dụng thuốc tây có tác dụng tức thì nhưng sẽ có những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Lưu ý, mẹ bầu nên thăm khám và uống thuốc điều trị theo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua và dùng thuốc.
5. Bà bầu bị táo bón không nên ăn gì?
Nếu mẹ bầu đang gặp vấn đề bị táo bón kéo dài mà không hết thì việc sử dụng những thực phẩm cay, nóng, nhiều chất dầu mỡ nên hạn chế tối đa. Vì thành phần có trong những thực phẩm này rất khó tiêu, làm hệ tiêu hóa không thể hoạt động và việc thải chất cặn ra ngoài rất khó khăn.
Tuyệt đối nói không với những thuốc uống có nồng độ cồn cao chẳng hạn như bia, rượu hoặc những thức uống có chứa hàm lượng đường cao như nước ngọt, bánh ngọt,… dễ làm mẹ bầu đầy hơi, khó chịu trong việc hấp thụ thức ăn.
Thông qua việc bà bầu bị táo bón nên ăn gì? Chắc hẳn các mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn về triệu chứng táo bón thường hay gặp trong quá trình thai kỳ, tuy triệu chứng này khá phổ biến nhưng cách phòng tránh và điều trị rất đơn giản lại hiệu quả rất cao. Hi vọng thông qua nội dung này, mẹ bầu cần quan tâm và lập một kế hoạch về chế độ ăn uống thai kỳ hợp lý. Giúp mẹ luôn có một tâm trạng thoải mái, vui vẻ trong suốt quá trình mang thai, cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh.