Khi trẻ xuất hiện tình trạng mụn nước ở tay, bạn có thể dựa vào thông tin được chia sẻ dưới đây để biết bé nhà đang bị bệnh gì và có cách điều trị phù hợp nhất.
Contents
1. Bệnh tay – chân – miệng
Đây là một bệnh truyền nhuyễm cấp tính do 1 nhóm virus đường ruột là Enterovirus gây ra. Bệnh thườn gặp ở trẻ em và lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc với nước bọt hoặc các bọng nước vỡ của người bệnh.
Biểu hiện dễ thấy khi bé bị bệnh này là xuất hiện phát ban ở chân, tay, miệng, mông. Bệnh có thể khiến bé bị nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Mặc dù trẻ bị bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng mẹ cũng cần hết sức chú ý để tránh trẻ bị nhiễm trùng nặng, nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để bé nhanh chóng khỏi bệnh.
2. Bệnh thủy đậu
Bên cạnh bệnh tay – chân – miệng thì thủy đậu cũng là một bệnh khá hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này do virus Varicella zoster (một loại vi rút thuộc chủng Herpus) gây ra. Bệnh này rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc hô hấp. Tuy nhiên, trẻ sau khi đã bị bệnh 1 lần thì rất hiếm phát lại.
Biểu hiện bệnh: trẻ bị mụn nước ở tay, chân hoặc toàn thân, kèm theo đau, đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi.
Bệnh xuất hiện và hết sau 1-2 tuần, lúc này các nốt mụn nước sẽ bong ra và bong vảy. Một số nốt mụn nước sâu, to thì có thể để lại sẹo. Để điều trị bệnh, bạn chấm dung dịch Xanh Metylen, bổ dung vitamin C cho trẻ. Nếu cho trẻ uống thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để bệnh sớm phục hồi.
3. Bệnh bỏng lạnh
Bệnh này xảy ra do tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh. Bệnh này được chia ra làm nhiều cấp độ, nếu xuất hiện mụn nước ở tay thì bệnh ở cấp độ 2.
Dấu hiệu bệnh: Xuất hiện bọng nước, da trở thành màu đen, cứng và mất cảm giác nóng/lạnh.
Chăm sóc và điều trị: khi thấy trẻ có dấu hiệu trên phải sơ cứu bằng cách đưa đến nơi ấm áp nhưng tuyệt đối TRÁNH để trẻ chơi cạnh bếp lò, bếp lửa và sau đó đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
4. Bệnh do virus Herpus Simplex
Bệnh do virus Herpes Simplex thường có biểu hiện là nổi mụn nước, mụn rộp ở miệng, họng, miệng, mắt, tay hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu như chúng lây nhiễm và gây tổn thương vùng mắt, xâm nhập vào hệ trung ương thần kinh và gây tổn thương não bộ.
Chăm sóc và hướng điều trị: Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào để tiêu diệt được virus này hoàn toàn nhưng vẫn có thuốc giảm được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tốt hơn hết là nếu bạn thấy bé có dấu hiệu bệnh, nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám nhé.
5. Bệnh zona
Bệnh zona (zona thần kinh) là dạng tái hoạt của virus varicella zoster, tức là bệnh nhân trước đó đã từng mắc bệnh thủy đậu. Đây không phải là bệnh nhiễm trùng mà là một sự tái phát.
Với những người từng mắc bệnh thủy đậu và khỏi, virus gây bệnh này vẫn còn ẩn dưới các tế bào thần kinh và chịu sự ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch cơ thể. Khi cơ thể trẻ yếu, virus này sẽ trỗi dạy và gây tổn thương các tế bào da. Ban đầu là ban đỏ rồi dần chuyển sang mụn nước, bệnh có thể kéo dài 2-4 tuần.
Để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh bạn nên giữ gì vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Sử dụng các loại thuốc kháng histamin để giảm ngứa và chống viêm. Ngoài ra, cho trẻ dùng thuốc kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn không có chuyên môn sẽ rất khó biết được loại thuốc nào tốt và ảnh hưởng ít nhất tới sức khỏe của trẻ, vì thế bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ là điều cần thiết.
6. Bệnh chốc lở
Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn nước ở tay, chân và bụng, bên trong có dịch vàng và dễ vỡ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do lây nhiễm hoặc do trẻ tiếp xúc lâu với các đồ vật nào đó như khăn tắm, đồ chơi (chẳng hạn như trẻ bị quấn tã lâu).
Để bé nhanh khỏi bệnh, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng vùng da trẻ bị tổn thương, không chà xát mạnh vùng da bị tổn thương, nên bôi thuốc mỡ chống khuẩn để da nhanh lành.
7. Các loại bệnh viêm da
Do sự tác động của yếu tố bên ngoài mà bé có thể bị viêm da. Chẳng hạn như: hóa chất, sơn hoặc các loại kim loại nặng.
Ngoài ra, bé có thể bị viêm da cơ địa như: viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, thay đổi môi trường hoặc thời tiết thay đổi cũng có thể khiến bé bị dị ứng.
Để điều trị bệnh, tốt hơn hết là bạn nên tách bé ra khỏi các yếu tố gây dị ứng. Dùng thuốc bôi corticosteroid để kháng khuẩn. Hạn chế gãi ngứa và tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ về 7 bệnh có thể xảy ra khi trẻ bị mụn nước ở tay có thể giúp bạn biết được và chuẩn đoán phần nào về bệnh của trẻ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn vẫn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhé.