3 giai đoạn chuyển dạ là gì?

Sau 9 tháng 10 ngày mang thai thì cũng chính là giây phút mà các mẹ mong chờ nhất để đón thành viên mới ra đời trong tâm trạng vừa hồi hộp hạnh phúc, vừa không kém phần lo sợ, nhất là quá trình chuyển dạ nhiều đau đớn mà chỉ chỉ các mẹ đã trải qua mới thấu hiểu được. Đối với các mẹ đã sinh còn lần thứ 2 thứ 3 có lẽ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng với các mẹ mang thai lần đầu chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót và không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi cơn đau chuyển dạ ập đến mặc dù có chuẩn bị tinh thần trước hay chưa. Nhưng với những chia sẻ của Wiki Cách Làm hôm nay, chắc chắn rằng các mẹ sẽ có nhiều hơn những kiến thức và có sự chuẩn bị chu đáo hơn để nhận biết 3 giai đoạn chuyển dạ là gì và những những giải đáp xoay quanh nó để mẹ sẵn sàng cho cho ngày lâm bồn suôn sẻ nhất!

3 giai đoạn chuyển dạ là gì?-1

Vậy 3 giai đoạn chuyển dạ là gì?

1/ Giai đoạn đầu:  

Đó là những cơn đau co thắt khi cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra.  Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

  • Khó xác đính được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu, bởi những cơn đau co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.
  • Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, bạn cần có bác sĩ để kiểm tra để đảm bảo. Trừ khi có những biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà.
  • Thời kỳ chuyển dạ sớm này kết thức khi cổ tử cung các mẹ giãn khoảng 4 cm, và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơ co thắt  thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.
  • Thời kỳ chuyển dạ tích cực khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm, đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.
Xem Thêm  Cách tăng cân nhanh cho nữ nhanh nhất tại nhà

2/ Giai đoạn 2: 

Đây được coi là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra, bởi khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở chính là lúc gia đoạn rặn đẻ bắt đầu. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

  • Trước tiên, đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài, đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.
  • Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.

3/ Giai đoạn 3: 

Giai đoạn cuối cùng này được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.

Xem Thêm  Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không và cách điều trị

3 giai đoạn chuyển dạ là gì?-2

Có lẽ đây sẽ là những kiến thức hoàn toàn mới mẻ và mang đến cho các mẹ đặc biệt là những mẹ sẽ và đang mang thai lần có những cảm xúc đặc biệt. Hiểu được 3 giai đoạn chuyển dạ đó chính là các mẹ đang chuẩn bị tốt nhất về tâm lý để những cơn đau chuyển dạ được diễn ra suôn sẻ nhất đấy. Hy vọng các mẹ sẽ thật sự bình tĩnh để làm chủ được những niềm vui trọn vẹn khi đặt niềm tin và sự an toàn của cả mẹ và con cho bác sỹ chuyên khoa. Chúc các mẹ mẹ tròn con vuông và chuẩn bị thật tốt sức khỏe nhé!

Bài Liên Quan: