Bước sang tháng thứ 2 sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ có những hành động và dấu hiệu phát triển rõ ràng cả về thị giác lẫn thính giác. Vậy trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì? Bố mẹ có vai trò như thế nào trong giai đoạn phát triển này của bé? Nếu bạn có những trăn trở này thì xin mời theo dõi bài viết dưới đây cùng Wiki Cách Làm. Chắc chắn bạn sẽ vô cùng hứng thú đấy!
Contents
Trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì?
Về cơ bản, bé sơ sinh 2 tháng tuổi đã bắt đầu biết bày tỏ một vài cảm xúc khác nhau về chuyện bé hài lòng hoặc không hài lòng hay đang mong đợi. Vậy trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì?
- Bé bắt đầu cảm nhận được sự yêu thương, dỗ dành từ bố mẹ và làm quen với những giọng nói thân quen của ông bà, cha mẹ.
- Bé bắt đầu biết cười với người khác và cảm nhận được việc ẵm bồng.
- Bé biết chú ý đến khuôn mặt những người tiếp xúc với bé. Bố mẹ thường là người tiếp xúc với bé thường xuyên nên lúc này, bé sẽ cố gắng nhìn chăm chú vào gương mặt của bố mẹ mình.
- Mắt bé bắt đầu dõi theo những chuyển động và có thể nhận ra người nào đó trong một khoảng cách nhất định.
- Bé biết thể hiện sự buồn chán, khó chịu hoặc không hài lòng của mình bằng cách quấy khóc.
- Bé bắt đầu giao tiếp với bố mẹ bằng cách đáp lại những tiếng “ê”, “a” khi nghe bố mẹ nói chuyện.
- Bé bắt đầu có phản ứng đối với những âm thanh lạ hay với người lạ và sẽ khóc thét lên nếu không thật sự đồng ý.
- Bé có thể giữ đầu thẳng khi bước sang tháng thứ 2.
Cơ thể trẻ 2 tháng tuổi có thể cảm nhận được gì?
Hầu hết những ai làm cha làm mẹ lần đầu đều sẽ thắc mắc rằng con mình sẽ cảm nhận được những gì trong 2 tháng đầu tiên. Bước sang tháng thứ 2, tính cách riêng của mỗi bé sẽ được bộc lộ rõ nét và sẽ bắt đầu có những phản ứng rõ ràng đối với những thứ xung quanh. Cụ thể như sau:
1. Tầm nhìn của bé
– Sang tháng thứ 2, mắt bé sơ sinh đã có thể mở to hơn so với lúc vừa chào đời và bé bắt đầu nhìn chăm chú vào những đồ vật rực rỡ treo gần mặt mình. Đôi khi bé còn gắng vươn tay ra để tóm lấy những đồ vật đó.
– Mắt bé lúc này có thể nhận biết được 2 sắc màu đen – trắng cơ bản. Để thị lực của bé phát triển tốt nhất có thể, bạn hãy treo hay đặt những đồ vật sặc sỡ, đa sắc màu gần bé.
– Bạn hãy chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và có thể phát ra âm thanh để bé rèn luyện thính giác của mình -nhạy bén hơn.
– Bên cạnh việc treo đồ chơi, các phụ huynh của chúng ta cũng có thể vẽ hình các nhân vật hoạt hình hoặc dùng các miếng dán dễ thương, ngộ nghĩnh gần nơi bé nằm để luyện tập khả năng nhìn nhận cho bé.
2. Hoạt động của bé
– Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, khi ngủ bé có thể sẽ nắm bàn tay mình lại như hình quả đấm. Hoặc thỉnh thoảng bé cũng có thể xòe rộng các ngón tay mình ra.
– Còn một biểu hiện khác là bé sẽ tóm chặt những vật ở gần nơi mình ngủ như tóc bố, áo mẹ,…
– Bé có sở thích đưa tay vào miệng để ngậm hoặc nút.
– Nếu mẹ đưa cho bé một món đồ chơi nào đó có trọng lượng nhỏ bằng vải hay bông, bé cũng có thể nhấc bổng chúng lên luôn đấy!
3. Âm thanh
– Bé lúc này đã bắt đầu biết hóng chuyện khi nghe tiếng người khác trò chuyện. Bé sẽ đáp lại hay gây sự chú ý bằng những âm thanh chưa rõ ràng như “ê”, “a”, “ớ”,…
– Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh không rõ ràng này mỗi ngày. Đó là cách giao tiếp cực kì đáng yêu của bé. Vì vậy mẹ hãy tăng cường trò chuyện, kể chuyện hoặc hát cho bé nghe. Đây sẽ là cách giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn rất nhiều đấy!
4. Thính giác
– Do còn đang trong giai đoạn chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi chỉ có thể nghe được những âm thanh gần mình.
– Bé sẽ quay mặt sang nơi phát ra âm thanh.
– Các trẻ lúc này đặc biệt thích thú khi nghe âm thanh người khác nói chuyện. Thậm chí bé còn có thể lắng nghe một cách chăm chú và sẽ đáp lại bằng những âm thanh không rõ ràng như đã nói ở trên.
Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển?
- Những lúc con thức thì bạn hãy tranh thủ trò chuyện với bé nhà mình, cả khi bé tắm, bé ăn hay bé nằm chơi.
- Mẹ hãy tập cho bé khả năng tự trấn an bản thân bằng cách mỗi khi bé khóc nháo, hãy để bé một mình khoảng 5 phút. Nếu bé thật sự khóc nháo thì sẽ tự nín.
- Bạn hãy chăm sóc bé theo thời gian biểu nhất định để bé nhà mình làm quen với giờ giấc đó. Nhất là việc tập cho bé ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày.
- Chú ý theo dõi, quan sát con trẻ để nắm rõ bé thích những gì và không thích những gì.
- Thỉnh thoảng phụ huynh hãy bắt chước theo những âm thanh không rõ ràng của bé. Đồng thời đừng quên nói chuyện với con bằng những âm tiết rõ ràng của mình.
- Bạn hãy tương tác mọi lúc có thể khi nghe con trẻ phát ra âm thanh hay nhìn chăm chú một vật gì đó.
- Hãy theo dõi và lắng nghe kĩ lưỡng để biết được những tiếng khóc của bé có ý nghĩa gì, là khóc nháo, là khó chịu hay nhõng nhẽo muốn được bồng ẵm.
- Bên cạnh việc trò chuyện, phụ huynh hãy tăng cường đọc sách và hát cho bé nghe.
- Chơi ú òa với bé.
- Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về những gì đang có trong tranh.
- Mỗi khi bé thức dậy, hãy cho bé nằm sấp và đặt đồ chơi nằm bên cạnh.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Đồng hành cùng con trẻ trong tất cả các giai đoạn phát triển chắc hẳn là niềm mong mỏi của không ít phụ huynh, nhất là trong thời đại ngày nay. Vậy đối với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi các bạn cần phải làm gì để chăm sóc chúng được phát triển toàn diện? Đáp án sẽ là:
1. Trò chuyện với bé càng nhiều càng tốt
– Đây là cách giúp tăng cường sự thân thiết giữa bố mẹ với con trẻ ngay từ bé. Hơn nữa đây còn là cách kích thích thiên thần bé bỏng nhà bạn phát triển khả năng ngôn ngữ được hoàn thiện nhất, thậm chí còn vượt trội hơn những đứa trẻ khác.
– Bạn có thể trò chuyện, tâm sự, thủ thỉ với con hay hát, ngâm thơ cho bé nghe. Cách nào cũng được, bạn có thể thay đổi luân phiên để thế giới ngôn ngữ của bé được phong phú.
2. Massage cho bé mỗi ngày
– Trước khi tiến hành massage, phụ huynh hãy tắt hết quạt gió và máy lạnh trong phòng. Đồng thời đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để bé không bị lạnh và được giữ ấm tốt nhất.
– Tiếp theo bạn đặt cho bé nằm ngửa rồi dùng tay bạn lăn hay vuốt nhẹ trên hai cánh tay bé; Dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ ở hai bến má của bé; Xoa bóp nhẹ hai bắp chân bé,…
Trẻ 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?
Trẻ sơ sinh khi bước sáng tháng tuổi thứ 2 sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh ríu rít hay tươi cười lảnh lót mỗi khi muốn thể hiện cảm xúc của mình. Những lúc bé có phản ứng như thế này, mẹ hãy giao tiếp với bé. Trò chuyện chính là hình thức giao tiếp tốt nhất giữa hai mẹ con. Lý tưởng nhất là cả bố và mẹ hãy giao tiếp cùng lúc với con để con thân thuộc hơn với bố mẹ mình.
Vậy đến giai đoạn bi bô này thì bé 2 tháng tuổi sẽ có cân nặng cũng như chiều cao tiêu chuẩn là bao nhiêu? Câu trả lời cụ thể sẽ như sau:
- Cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn đối với bé trai: nặng từ 4,3 đến 6,0 kilôgam, cao 55,5 – 60,7.
- Cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn đối với bé gái: nặng từ 4,0 đến 5,4 kilôgam, cao 54,5 – 59, 2.
Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?
– Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ được chia thành nhiều lần trong ngày.
– Trung bình mỗi ngày các bé cần ngủ từ 15 – 17 tiếng đồng hồ. Trong đó có khoảng 8 – 10 tiếng vào ban đêm và 6 – 7 tiếng vào ban ngày.
– Trung bình mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài 1 – 3 tiếng.
Thông thường sau khi ăn khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng, các bé sẽ có dấu hiệu buồn ngủ và đây là lúc các bậc phụ huynh nên đặt bé vào nôi hoặc lên võng để vỗ giấc ngủ cho bé.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi
- Các bạn hãy che chắn cửa sổ và cửa ra vào cẩn thận kẻo ánh sáng mạnh từ mặt trời chiếu thẳng vào mắt, làm cho bé bị suy giảm thị lực. Nếu có chụp hình gia đình hay trong studio, cũng hãy tránh luôn ánh sáng đèn. Nói chung cứ ánh sáng mạnh, có cường độ cao là bạn phải tránh cho bé.
- Không được tự ý cho bé sử dụng bất kì loại thuốc nào hay thảo dược nào khi chưa được bác sĩ có chuyên môn cho phép.
- Không cho bé uống nước.
- Những nơi bé nằm tuyệt đối không được đặt những món ăn, thức uống hay đồ vật nóng để khi bé vung tay vung tay không đụng trúng mà gây bỏng.
- Những đồ vật treo gần bé cũng phải chắc chắn vì đối với một số trẻ hiếu động, các bé có thể sẽ giật kéo chúng đấy!
>>> Xem thêm: Nên tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ là tốt nhất?
Bài viết trên đây của Wiki Cách Làm chính là lời giải đáp cụ thể cho trăn trở trẻ 2 tháng tuổi biết làm những gì. Hi vọng những thông tin trong này sẽ hữu ích cho những bậc làm cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!