Vitamin A là một trong ba loại vi chất gồm( iốt, vitamin A, sắt) quan trọng cần cho sự phát triển của bé. Có đặc tính là không tan trong nước, tan trong dầu mỡ ether, chloroform và aceton. Ngoài ra Vitamin A còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển thể chất, thị giác, kháng thể. Vì vậy, việc bổ sung thêm vi chất này trong chế độ dinh dưỡng của trẻ là điều hết sức quan trọng. Vậy những dấu hieuj nào để nhận biết trẻ đang thiếu vitamin A, hãy cùng tindep.com tìm hiểu nhé!
Contents
Vai trò của vitamin A
Vitamin A được biết đến từ rất lâu và vai trò của nó đối với cơ thể con người đã được khẳng định, tuy nhiên cho đến nay, tình trạng thiếu vitamin A vẫn đang là vấn đề cần cảnh báo và tập trung giải quyết.
Vitamin A có 4 vai trò chính đối với sự phát triển ở trẻ em như sau:
1. Vai trò giúp cơ thể trẻ tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, bị suy dinh dưỡng.
2. Vai trò đối với thị giác: Vitamin A có vai trò duy trì thị giác bình thường khi ánh sáng giảm. Đóng góp quan trọng trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm ở trẻ khi thiếu Vitamin A là giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu, dân gian thường gọi là “quáng gà”. Biểu hiện trẻ khi đi vào bóng tối (lúc chập choạng) trẻ thường nhút nhát, chỉ ngồi tại chỗ, không dám đi hoặc nếu đi thì rất dễ bị ngã, đi lại khó khăn, phải lần từng bước hoặc vịn tay vào tường và hay va chạm và các vật ở dưới đất.
3. Vai trò trong bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự vẹn toàn của các biểu mô: giác mạc mắt, ở da, niêm mạc khí quản, niêm mạc của ruột non, các tuyến bài tiết và tinh hoàn. Khi bị thiếu vitamin A, các lớp biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù loà, ở ruột rối loạn tiêu hoá, ở phế quản dễ mắc các bệnh đường hô hấp…
4. Vai trò trong việc tạo miễn dịch: Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với các loại bệnh, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là các bệnh: sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp, viêm tai dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ. Và đặc biệt gần đây người ta còn phát hiện vitamin A còn có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn khác như: uốn ván, lao và phòng ngừa ung thư.
Ðối tượng dễ bị thiếu vitamin A
Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu vitamin A do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ăn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu vitamin A rất cao.
Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu vitamin A.
Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong năm đầu, nếu ăn uống thiếu vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A ở trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.
Những biểu hiện thiếu vitamin A ở trẻ
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường… sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi.
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là quáng gà: buổi tối, trẻ nhỏ đi lại khó khăn, hay va vấp phải các đồ vật trong nhà, hoặc phải lần theo tường để đi. Trẻ lớn hơn không dám chạy theo bạn đùa nghịch, thường ngồi yên ở góc nhà hoặc bậc cửa. Khi ăn, có thể trẻ xúc trượt đĩa thức ăn. Trẻ bé hơn có thể hay theo nhầm người khác tưởng là mẹ. 2. Giai đoạn khô kết mạc (tức là khô lòng trắng mắt): Bình thường lòng trắng mắt của trẻ phải ướt đều, bóng láng, trong suốt. Khi bị khô mắt, lòng trắng mắt bị khô, trở nên sần sùi, sừng hoá, không còn ướt bóng nữa. Dần dần, lòng trắng mắt trở nên mờ đục, đổi thành màu vàng nhạt hoặc xám nhạt, nhăn nheo. Trên lòng trắng xuất hiện những đám bọt xốp màu trắng như bọt xà phòng. Lúc này trẻ hay chớp mắt, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra sáng. 3. Giai đoạn khô nhuyễn giác mạc (khô lòng đen): Bình thường lòng đen phải nhẵn bóng, ướt đều, trong suốt, trông đen nhánh. Khi bị khô mắt, lòng đen mắt trở nên mờ đục, sần sùi, trông lờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Nếu không được điều trị kịp thời, rất nhanh chóng, chỉ trong vài ngày lòng đen mắt bị nhuyễn nát, loét ra, tạo thành ổ loét có màu vàng bẩn, rồi mắt bị thủng và nhiễm khuẩn. Nếu đến giai đoạn này mới đưa trẻ đi bệnh viện khám chữa bệnh thì đã muộn, nhất định sẽ để lại sẹo giác mạc gây mù loà cho trẻ, thậm chí có thể khoét bỏ nhãn cầu. Các trẻ bị khô mắt thường kèm theo các bệnh nặng toàn thân khác như suy dinh dưỡng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm phổi viêm phế quản, sởi…, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng
Cách đề phòng thiếu vitamin A ở trẻ
Bảo đảm ăn uống đầy đủ: Thức ăn của bà mẹ trong thời kỳ mang thai, khi cho con bú, của trẻ khi ăn dặm phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa; tinh bột; dầu mỡ; rau, hoa quả. Thức ăn cần đa dạng. Cần chú ý những thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Những thức ăn có nguồn gốc động vật như: trứng, sữa, thịt, gan lợn, tôm; Các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau diếp, xà lách, và các loại củ quả có màu vàng, da cam như gấc, bí đỏ, hồng, đu đủ, xoài là những thức ăn có nhiều vitamin A.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng.
Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt, tiêm bổ sung phòng bệnh sởi cho trẻ.Cách bổ sung khi thiếu vitamin A: Chúng ta cần cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi uống vitamin A, mỗi năm 2 lần, vào các tháng 6 và tháng 12 tại các trạm y tế xã gần nhất.
Khi trẻ bị mắc các bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, ỉa chảy, cần đưa trẻ đến ngay trạm y tế xã để được uống vitamin A bổ sung (nếu không trùng vào tháng 6 và tháng 12 của lịch tại trạm y tế). Cho uống vitamin A bổ sung cũng chỉ có tác dụng 3 – 4 tháng. Vì vậy mặc dù trẻ có được uống vitamin A bổ sung vẫn phải cho trẻ ăn những thức ăn giàu vitamin A để phòng bệnh do thiếu vitamin A gây nên.
Những trẻ không được bú mẹ đầy đủ hoặc không được bú mẹ hoàn toàn thì cần phải được uống viên vitamin A hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Phụ nữ sau sinh trong vòng một tháng cũng được uống bổ sung vitamin A liều cao.