Cảm nghĩ về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh hay nhất

Sang Thu của nhà văn Hữu Thỉnh nằm trong số các bài thơ hay về mùa thu, thời khắc chuyển mình của đất trời. Cùng xem ngay bài văn cảm nghĩ về bài thơ Sang Thu. Đây cũng là đề bài có nhiều trong các tác phẩm văn học hoặc các bài kiểm tra văn tại lớp, thi học kì. Với bài văn bên dưới hy vọng học sinh có thêm tài liệu viết văn đạt điểm cao.

Cảm nghĩ về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh hay nhất-1

Bài văn cảm nghĩ về bài thơ Sang Thu

Bài 1

Hạ đi, thu sang mang đến những thay đổi của đất trời và những xúc cảm của lòng người. Ta dễ dàng bắt gặp điều đó qua bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. Thi phẩm tái hiện lại một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển sự chuyển mùa đầy tinh tế của đất trời lúc thu sang cũng như xúc cảm đầy ngỡ ngàng, bồi hồi của nhà thơ khi nhận ra sự thay đổi ấy. Mở đầu bài thơ là những vần thơ mang giai điệu dịu êm:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Cảm nghĩ về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh hay nhất-2

Không phải hương cốm Hà Nội mà Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong bài thơ “Đất nước” cũng chẳng phải mặt hồ tĩnh lặng hay những mùa lá rụng, mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh là hương ổi- thứ hương đặc trưng của miền quê Việt Nam mỗi khi thu đến. Hữu Thỉnh thật tinh tế, khéo léo khi có thẻ nhận ra được thứ hương rất nhẹ nhàng này. Cụm từ “bỗng nhận ra” như là một phát hiện mới, một sự ngạc nhiên đầy thú vị như khi khám phá ra điều gì đó đẹp đẽ, mới lạ. Cụm từ này diễn tả trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra mùa thu đã chạm ngõ. Hương ổi ấy được phả vào trong gió se. Tác giả dùng động từ “phả” để đem đến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, tỏa ra từ những trái ổi chín nơi vườn quê. Một tín hiệu khác nữa của mùa thu đó là “gió se” – ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô. Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa.

Xem Thêm  Cách làm hộp quà mừng sinh nhật

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Tác giả sử dụng từ láy tượng hình “chùng chình” gợi cho người đọc cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm của màn sương hay cũng chính là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu trong cảm xúc có chút ngỡ ngàng, chút bâng khuâng. Từ “hình như” nghĩa là không chắc chắn nhưng thực ra là tác giả đã khẳng định mùa thu về thật rồi. Những dấu kiệu trên rất đỗi quen thuộc với người Việt Nam nhưng lại là điểm lạ trong thơ ca. Điều này đã làm nên cái độc cái mới mẻ của thơ Hữu Thỉnh. Rồi tác giả đã mở rộng những dấu hiệu thu sang đến không gian rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Đến khổ thơ thứ hai, thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Đó là dong sông không còn cuồn cuộn dữ dội trong những ngày lũ của mùa hạ mà lúc này giờ đây nó trôi một cách dềnh dàng, thư thái. Sông chuyển động chậm lại nhưng loài chim lại bắt đầu vội vã. Bởi đó là bản năng của loài chim, trời thu se lạnh làm chúng phải chuẩn bị chuyến bay tránh rét khi đông về. Điểm nhìn của nhà thơ được mở rông từ dòng sông rồi tới bầu trời cao rộng. Nhà thơ diễn tả thật thú vị hình ảnh đám mây lúc chớm thu. Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang còn nửa là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm. Đến khổ cuối cùng, khoảnh khắc giao mùa không còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp nữa mà bằng sự chiêm nghiệm, suy ngẫm:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Xem Thêm  Cách tính mật độ dân số

Những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế qua các hình ảnh nắng, mưa và sấm. Ánh nắng mùa thu dịu nhẹ, thiên nhiên mùa thu cũng trở nên tĩnh lặng hơn. Mưa đã vơi dần, tiếng sấm cũng không còn khiến con người giật mình nữa mà nó trở nên lặng lẽ hơn trên hàng cây đứng tuổi. Hình ảnh sấm và hàng cây ở hai câu thơ cuối dường như là hiện thân của những con người từng trải, đã qua giai đoạn tuổi trẻ bồng bộ. Có lẽ con người ta khi trải qua tuổi trẻ bồng bột, đến một lúc nào đó cần bình thản nhìn lại và nhẹ nhàng cảm nhận chúng. Khổ thơ cuối với giọng điệu trầm lắng khiến người đọc nhận ra rất nhiều điều trong cuộc sống này đáng suy ngẫm.

Sang thu” là một bài thơ mang đến những cảm xúc dâng đầy trong vần thơ đẹp, hữu tình. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá cùng những hình ảnh quen thuộc mà mới lạ trong thơ, tả ít mà gợi nhiều nhưng đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang đầy thi vị.

Bài 2

Mùa thu đề tài thú vị và gợi nhiều cảm xúc cho con người. Xuân Diệu xem mùa thu là dáng buồn, luồng run rẩy rung rinh lá, đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh. Với Lưu Trọng Lư mùa thu thơ mộng hệt như con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô. Mùa thu của Hữu Thỉnh có những cảm xúc rất riêng biệt không giống như bất kì nhà thơ nào mà chúng ta từng biết.

Cảm nghĩ về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh hay nhất-3

Sang thu hệt như một bài thơ ta thiên nhiên. Thời khắc chuyển mình trong thời điểm từ cuối hạ sang thu. Mở đầu bài thơ chính là một phát hiện:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Mùa thu xuất hiện thật giản dị với hương thơm ấm nồng của mùa thu. Hương ổi phả trong gió như báo hiệu rằng mùa thu của đất trời đang đến. Động từ “phả” giống như miêu tả một hương thơm hoà quyện cùng gió nhẹ tạo nên một hương thơm nhẹ nhàng và đáng yêu. Cảm giác đó không hề buồn mà mang lại sự vui tươi, bất ngờ. Mùa thu còn mang cảm giác ướt át, những đám mây lưng chừng tạo nên phong cảnh đáng yêu. Cảnh vật đến dần dần nhưng dường như ta mới nhận ra rằng mùa thu đã đến.

Xem Thêm  Những câu nói hay về sức khỏe, STT về sức khỏe và sắc đẹp

Từ cảm giác bất ngờ, bở ngỡ đã nhường chỗ cho những rung cảm của mùa thu:

Sông bắt đầu dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Những đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Tác giả chuyển cảm giác từ khứu giác sangg thị giác. Từ láy “dềnh dàng” tạo ra cảm giác chậm chạp, thong dong của dòng nước sông của mùa thu. Sự vội vàng của mùa thu còn thể hiện qua cánh chim, chim bắt đầu bay nhanh hơn để về tổ.

Mùa thu thời điểm này đẹp, thời khắc chuyển mùa như cầu nối. Mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” do còn sự bâng khuâng lưu luyến mùa hạ. Rõ ràng là sự biến chuyển nhẹ nhàng của thời điểm giao mùa.

Kết thúc bài thơ thiên nhiên mùa thu:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Lúc này mùa thu đã trở nên rõ ràng qua thiên nhiên. Mưa mùa hạ cũng nhẹ nhàng và sấm không còn làm con người giật mình, hốt hoảng. Mùa thu giúp cho những hàng cây trở nên vững vàng hơn trước thiên nhiên.  Cây lá mùa thu ngả sang màu úa, với hàng cây đứng tuổi và ấm đã gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là hình ảnh con người đang trải qua những tác động đó là những biến cố của một cuộc đời.

>> Xem thêm: cảm nghĩ về mẹ

tindep.com vừa giới thiệu 2 bài văn về cảm nhận về bài thơ sang thu. Chúng tôi còn rất nhiều bài văn hay. Truy cập website thường xuyên để có thêm tư liệu viết văn tham khảo và đạt điểm cao.

Bài Liên Quan: