Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát

Trong một quốc gia, điều các chính phủ thường xuyên lo ngại nhất là lạm phát xảy ra. Một khi nền kinh tế của quốc gia nào đó xảy ra lạm phát sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của quốc gia đó, nếu lạm phát cao kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy khó lường. Vậy lạm phát là gì mà nó lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức về lạm phát bên dưới đây.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát-1

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó trong một quốc gia. Khi mức giá chung tăng cao thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Có thể nói lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc.

Phân loại lạm phát

Có 3 mức độ lạm phát:

1. Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%

Lạm phát này làm cho giá cả biến động tương đối, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định biểu hiện qua việc giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi vừa phải, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

2. Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

Lạm phát này xảy ra khi giá tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Nếu lạm phát phi mã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

3. Siêu lạm phát: trên 1000%

Khi lạm phát tăng lên một cách đột biến vượt qua lạm phát phi mã được gọi là siêu lạm phát. Siêu lạm phát xảy ra sẽ dẫn đến việc tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc gia. Nhưng điều này rất ít khi xảy ra.

Xem Thêm  Những bộ phim của Kim So Hyun đóng hay nhất

Nguyên nhân lạm phát

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát-2

Lạm phát do cầu kéo

Trên thị trường, khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng bắt đầu theo đó mà tăng lên dẫn đến sự tăng giá của tất cả các hàng hóa trên thị trường.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của doanh nghiệp được hiểu như là tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế… Khi các chi phí này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng dẫn đến tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận. Và lúc này mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng theo.

Lạm phát do cơ cấu

Khi ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tăng lương cho người lao động, nhưng cũng có lúc ngành kinh doanh không hiệu quả doanh nghiệp cũng theo xu thế đó mà tăng tiền công cho người lao động. Vì tình hình kinh doanh không hiệu quả nên khi tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này bắt buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và điều này gây nên lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi nhu cầu tiêu thị một mặt hàng nào đó trên thị trường bị tụt giảm trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng thì tổng cầu cũng tăng cao hơn tổng cung, lúc này sản phẩm được thu gom cho việc xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước sẽ giảm đi khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi 2 yếu tố cung cầu mất cân bằng sẽ dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

Lạm phát tiền tệ

Khi lượng tiền tệ lưu hành trong nước tăng có thể là do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát-3

Ảnh hưởng tích cực

Khi lạm phát xảy ra cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

Xem Thêm  Ảnh cô đơn một mình, ảnh đại diện buồn tâm trạng

– Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

– Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ảnh hưởng tiêu cực

Lạm phát và lãi suất: Khi lạm phát xảy ra cao và kéo dài nó sẽ ảnh hưởng xấu đến mọi mặt trong nền kinh tế. Mà ảnh hưởng đầu tiên chính là lãi suất.

Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát

Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

Lạm phát và thu nhập thực tế: Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ …

Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng: Khi lạm phát tăng, giá trị đồng tiền sẽ bị giảm đi, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Điều này làm tăng nhu cầu vay tiền trong nền kinh tế và đẩy lãi suất vay cũng tăng lên.

Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn. Trong khi những người dân nghèo vốn đã nghèo khó nay càng trở nên khó khăn hơn. Thậm chí họ còn không mua nổi những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu còn những người giàu thì vơ vét hàng hóa và trở nên giàu có hơn. Điều này sẽ gây rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

Xem Thêm  Thông tin cho các sĩ tử theo chuyên ngành khối C

Lạm phát và nợ quốc gia: Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Bởi vì lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.

Cách tính lạm phát

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…

Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ trước. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả các loại hàng hoá dịch vụ tính trong GDP.

Hiện nay, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu.

Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Ví dụ: Vào tháng 1 năm 2016, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ là 202,416 USD; và vào tháng 1 năm 2017 thì chỉ sổ CPI là là 211,080 USD. Sử dụng công thức để tính toán tỷ lệ phần trăm lạm phát hàng năm bằng chỉ số CPI trong suốt năm 2017 là

((211,080 – 202,416)/ 202,416) x 100% = 4.28%

Từ đó ta ra kết quả là tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 4,28%, có nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của Mỹ trong 2017 đã tăng khoảng hơn 4% so với năm 2016.

Cách kiểm soát lạm phát

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát-4

Chính phủ có nhiều phương pháp đã và đang tiến hàng kiểm soát lạm phát xảy ra trong nền kinh tế như là:

– Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhàn rỗi dư thừa bằng cách: phát hành trái phiếu, tăng lãi suất tiền gửi, giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ,..

=> Để từ đó làm giảm lạm phát; giảm lượng tiền là biện tình thế trong thời gian ngắn nhất

– Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như: tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết, cân đối lại ngân sách Nhà nước, cắt giảm chi tiêu…

– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông: khuyến khích tự do mậu dịch, giảm thuế quan, các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào.

– Đi vay viện trợ nước ngoài.

– Cải cách tiền tệ.

Trên đây là những thông tin Wiki Cách Làm vừa cung cấp cho các bạn về lạm phát là gì, nguyên nhân gây lạm phát cũng như ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế và cách hạn chế lạm phát. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới.

Bài Liên Quan: