Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần phải có kế hoạch khám thai theo định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm kiểm soát sức khỏe của mẹ lẫn sự hình thành phát triển của thai nhi một cách toàn diện nhất. Trong quá trình khám thai thì có một lần mẹ bầu được các bác sĩ thăm khám và làm tổng xét nghiệm vào tuần thứ 12 của thai kỳ nhằm kiểm tra độ mờ da gáy. Đo độ mờ da gáy là cách để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong thai kỳ, giúp mẹ yên tâm về sức khỏe của thai nhi. Vậy đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? Hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo một số thông tin bổ ích sau đây, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? Ý nghĩa của việc đo độ mờ da gáy?
1. Độ mờ da gáy là gì?
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì độ mờ da gáy được xem là một trong những chỉ số quan trọng, cách để chẩn đoán hội chứng Down sớm nhất trong thai kỳ. Độ mờ da gáy là sự kết tự những chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi.
Trường hợp trong quá trình xét nghiệm mà kết quả cho thấy chất dịch này tăng cao so với mức chuẩn có nghĩa là tỷ lệ mắc hội chứng Down của thai nhi khá cao. Ngược lại, tỷ lệ chất dịch này càng thấp có nghĩa bé yêu sau này của mẹ rất thông minh và khỏe mạnh.
Trong 40 tuần thai kỳ thì khoảng tuần 12-13, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn và cho làm các xét nghiệm liên quan đến độ mờ da gáy để mẹ bầu sớm biết thai nhi có khả năng bị dị tật gì không, kết quả sẽ làm mẹ cảm thấy yên tâm về một thai kỳ khỏe mạnh.
2. Ý nghĩa của việc đo độ mờ da gáy?
Việc đo độ mờ da gáy có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xác định thai nhi có nguy cơ cao hoặc thấp với 3 hội chứng thường gặp sau đây:
Hội chứng Down: thông thường trẻ sinh ra sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể trong đó có 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. Những bé có kết quả độ mờ da gáy có sự thay đổi về số nhiễm sắc thể này, thông thường bé nào mắc phải hội chứng Down thì sẽ có tới 47 cặp nhiễm sắc thể trong đó có tới 3 cặp nhiễm sắc thể 21 ( Trisomy 21). Hậu quả của việc mắc hội chứng Down là bé sinh ra thường bị tiểu năng về trí tuệ, dị tật cơ thể,…
Hội chứng Edwards: Trường hợp bé mắc Hội chứng Edwards này là thừa 1 cặp nhiễm sắc thể số 18, nếu bé mắc hội chứng này thường khi sinh ra bị tay co quắp, cằm nhỏ, chồng ngón,…trường hợp này đa phần bé sinh ra thường sảy thai hoặc tử vong sau khi sinh ra, tỷ lệ sống khỏe mạnh rất hiếm.
Hội chứng Patau: Theo các chuyên gia sản khoa thì Hội chứng Patau do bất thường số lượng nhiễm sắc thể số 13. Nếu trẻ mắc phải Hội chứng Patau này thường bị sảy thai, thai lưu hoặc sinh ra bị não thất duy nhất, dị tật tim,…
3. Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Trong quá trình mang thai, khi thai nhi được khoảng 11-13 tuần mẹ bầu sẽ được bác sĩ tư vấn và cho làm các xét nghiệm về đo độ mờ da gáy và căn cứ vào kết quả xét nghiệm mẹ bầu có thể biết tình trạng sức khỏe của thai nhi chính xác tới khoảng 75% nguy cơ mắc hội chứng Down.
- Nếu chỉ số độ mờ da gáy khi thai nhi được 11 tuần tuổi ~2mm có nghĩa là thai nhi đang phát triển khỏe mạnh bình thường.
- Khi thai nhi được 13 tuần tuổi thì chỉ số độ mờ da gáy ~2.8mm, chỉ số độ mờ da gáy càng nhỏ thì nguy cơ mắc hội chứng Down càng thấp.
- Trường hợp kết quả về độ mờ da gáy >3mm thì nguy cơ bé mắc hội chứng Down khá cao.
Độ mờ da gáy càng chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi của mẹ bầu, tuổi thai nhi cùng các xét nghiệm khác cho nên mẹ bầu cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết có liên quan đến độ mờ da gáy ở trẻ giúp mẹ có thể yên tâm về một thai kỳ khỏe mạnh.
4. Đo độ mờ da gáy vào thời điểm nào của thai kỳ?
Theo các chuyên gia sản khoa, thì việc đo độ mờ da gáy được thực hiện khi thai nhi được 11-13 tuần tuổi, tùy theo thời điểm mà kết quả của đo độ mờ da gáy khác nhau. Thông thường chỉ số của độ mờ da gáy <2,8mm là bé yêu của mẹ khỏe mạnh, phát triển bình thường.
5. Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down?
Thông thường tỷ lệ bé mắc hội chứng Down cao theo những trường hợp sau đây:
- Khi mẹ bầu đã ngoài 35 tuổi.
- Khi ba hoặc mẹ làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường có chất bức xạ, hóa chất độc hại.
- Mẹ bầu từng có tiền sử thai lưu mà không rõ nguyên nhân.
- Nội, ngoại hai bên có tiền sử người bị dị tật, tâm thần,…
- Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bị sốt cao hoặc mắc các bệnh khác phải sử dụng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng các loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.
Để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần hết sức lưu ý theo dõi tình hình sức khỏe, thăm khám thai định kì, làm những xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ vào những khoảng thời gian nhất định để có thể nắm rõ được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi một cách chính xác nhất.
Để hiểu rõ hơn về đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường? Mời các mẹ tìm hiểu thêm những thông tin bên trên, hi vọng thông qua những thông tin bổ ích này mẹ bầu hiểu rõ hơn về hội chứng Down cũng như ý nghĩa của việc đo độ mờ da gáy trong thai kỳ. Có thể nói trong quá trình mang thai, việc đo độ mờ da gáy là một trong những xét nghiệm vô cùng vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu kiểm soát những căn bệnh của thai nhi khi còn trong bụng mẹ, cho nên mẹ bầu không nên bỏ qua việc này nhé. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!