Đặt tên thương hiệu hay cho người mới khởi nghiệp

Khởi nghiệp là một từ ngữ khá quen thuộc áp dụng cho nhiều bạn trẻ ngày nay. Nếu bạn đang ấp ủ lý tưởng kinh doanh của mình và bạn đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ thì đây là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện lý tưởng đó của mình. Bước đầu tiên trong khởi nghiệp chính là bạn phải tạo sự nhận diện thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ của mình bằng một cái tên ý nghĩa. Đặt tên thương hiệu sao cho hay là điều không hề dễ dàng, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc lựa chọn tên thương hiệu cho công ty của mình.

Những cách đặt tên thương hiệu phổ biến

Đặt tên thương hiệu hay cho người mới khởi nghiệp-1

1. Đặt tên thương hiệu theo tên người sáng lập

Nhiều công ty thường chọn tên người sáng lập để đặt tên cho thương hiệu của họ như Walt Disney, Toyota, Honda… Ưu điểm của cách đặt tên này là để dễ dàng bảo vệ thương hiệu khi có sự tranh chấp và đỡ phải mất thời gian sáng tạo tên thương hiệu. Tuy nhiên, cách đặt tên này cũng có nhược điểm là tên thương hiệu gắn bó chặt chẽ với người sáng lập gây nhiều khó khăn nếu muốn chuyển quyền thương hiệu.

2. Đặt tên công ty bằng mô tả

Áp dụng cách đặt tên công ty bằng dùng từ ngữ mô tả ngắn gọn sẽ giúp công ty truyền đạt trực tiếp bản chất, sứ mệnh của công ty đến khách hàng. Nhược điểm của cách đặt tên này là có thể gây khó khăn khi có tranh chấp sở hữu tên thương hiệu.

Xem Thêm  Các giống chó cảnh được yêu thích

3. Đặt tên thương hiệu bằng từ viết tắt

Sử dụng tên viết tắt được rút gọn của tên đầy đủ công ty hoặc viết tắt chiến lược kinh doanh. Ưu điểm của việt rút ngắn tên để giúp tên công ty trở nên ngắn gọn, dễ dàng thuận tiện khi gọi gọi hay giao dịch với khách hàng. Nhược điểm của cách đặt tên này là hơi khó nhớ, khó xây dựng nhận diện thương hiệu bằng tên và khó xin bản quyền tên thương hiệu.

4. Đặt tên thương hiệu theo tên gợi ý

Đặt tên thương hiệu theo tên gợi ý có ưu điểm là dễ khiến khách hàng liên tưởng đến lĩnh vực kinh doanh của công ty. Nhược điểm của cách đặt tên này là khó tìm thấy từ gọi ý chưa được dùng.

Ví dụ: Cách đặt tên thương hiệu của Uber hoặc Slack được ra khỏi từ điển và gợi ý đến lĩnh vực hoạt động của thương hiệu. “Uber” nghĩa đen trong từ điển là nổi bật, ý muốn nói công ty startup này với tham vọng lớn lao, táo bạo, rộng lớn hơn.

5. Đặt tên thương hiệu bằng hai từ ghép với nhau

Những cái tên thương hiệu nổi tiếng như Facebook, RayBan được tạo nên bằng 2 từ ghép lại với nhau. Lợi ích của cách đặt tên này là tạo cho người khác dễ nhớ và nó gần như không có nhược điểm.

6. Đặt tên thương hiệu theo liên kết

Đặt tên thương hiệu theo liên kết là cách sử dụng danh từ khiến cho khách hàng liên tưởng đến thương hiệu của mình. Phương pháp này được nhiều công ty ưa chuộng vì nó dễ nhớ cho khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của cách đặt tên thương hiệu này là tên địa danh, nhân vật ngày càng ít, khó tìm tên không bị trùng lặp.

7 nguyên tắc cần biết khi đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu hay cho người mới khởi nghiệp-2

1. Bảo hộ được

Nguyên tắc đầu tiên khi chọn tên thương hiệu là phải có sự bảo hộ về mặt pháp lý để trái bị nhái. Tên thương hiệu dù có tuyệt vời thế nào nhưng không được bảo hộ thì có nguy cơ rủi ro đến cho doanh nghiệp là rất cao. Trong một số trường hợp bất đắc dĩ thì bạn có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay cho tên.

Xem Thêm  Resort là gì? Phân loại, tiêu chí đánh giá Resort cao cấp

2. Tên miền có sẵn

Phần lớn những domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì vậy nếu không thể đăng ký tên miền thì bạn hãy cân nhắc việc phát triển một cái tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Nếu có thể thì bạn hãy đăng ký tên miền càng sớm càng tốt.

3. Đặt tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ

Dù bạn có lựa chọn cái tên thương hiệu bằng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt thì cũng nên đảm bảo tên sao cho dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn những cái tên ngắn mà khó nhớ. Một lời khuyên giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn chính là trong tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Điển hình là các tên thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… đều có chứa các nguyên âm này, như vậy sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối và dễ đọc cũng như dễ nhớ hơn.

4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm nghĩa

Đừng biến công ty của bạn thành một trò cười cho người khác khi nó mang nghĩa tiêu cực hoặc khi phát âm thành tiếng thì âm của nó lại khiến người khác liên tưởng đến những thứ nhạy cảm, tiêu cực.

Những ví dụ điển hình như: Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề là “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Hoặc trường hợp mì Sagami tại Việt Nam thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật.

Xem Thêm  Bạn có biết bệnh hạ bàn ở chó? Phòng và điều trị ngay!

5. Tên thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm

Đối với những công ty lớn thì có thể không cần đặt tên thương hiệu thể hiện ngành nghề hay sản phẩm của mình nhưng đối với những công ty nhỏ, mới thành lập hay chưa được nhiều người biết đến thì việc đặt tên thương hiệu thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm là một điều cần thiết giúp công ty tối ưu chi phí truyền thông.

Bạn có thể tham khảo những cái tên thương hiệu áp dụng phương pháp này như tên các thương hiệu giáo dục Eduzone, Hope Education…; hay bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…; đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza, shoptretho…; ngành sữa có Vinamilk, TH True milk, Vinasoy…

6. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Khi đặt tên thương hiệu, bạn hãy xác định rõ thị trường mục tiêu của mình là gì, phân khúc và khách hàng mục tiêu là ai? Đối với những phân khúc khách hàng bình dân thì bạn cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ. Nếu phân khúc của bạn là khách hàng cao cấp thì tên thương hiệu cần mang đến cảm giác sang trọng, cao cấp.

7. Thể hiện sự khác biệt

Khi đặt tên thương hiệu bạn cần thể hiện sự khác biệt giữa công ty mình với đối thủ cạnh tranh, nhất là những đối thủ trực diện. Bạn không nên đặt tên giống hoặc nan ná với tên đối thủ, không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.

>>> Xem thêm: Đặt tên quán cafe hay dễ nhớ, độc đáo và ấn tượng

Wiki Cách Làm vừa hướng dẫn các bạn cách đặt tên thương hiệu hay cho người mới khởi nghiệp. Việc đặt tên thương hiệu tưởng chừng như dễ dàng nhưng thực chất nó phải có sự sáng tạo và khác biệt để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của mình và tăng tính cạnh tranh với những đối thủ khác. Hi vọng những gợi ý trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn chọn được cái tên thương hiệu ưng ý nhất.

Bài Liên Quan: