Đặc khu kinh tế là gì? Các đặc khu kinh tế lớn tại Việt Nam

Mỗi quốc gia đều có các khu kinh tế được xây dựng ở những vị trí trọng điểm nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Các khu vực này được gọi chung là đặc khu kinh tế. Vậy đặc khu kinh tế có những đặc điểm và lợi ích như thế nào cho quốc gia? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc khu kinh tế là gì và những điều cần biết về đặc khu kinh tế bên dưới đây.

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế là gì? Các đặc khu kinh tế lớn tại Việt Nam-1

Đặc khu kinh tế (tiếng Anh: Special Economic Zones – SEZ) hay còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay khu kinh tế, khu tự do là các khu vực kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Đặc khu kinh tế được xác định riêng bởi từng quốc gia. Theo Ngân hàng thế giới năm 2008, đặc khu kinh tế là “khu vực giới hạn về mặt địa lý, thường được đảm bảo về mặt vật lý (có rào chắn); có quản lý hoặc người điều hành, và được nhận các lợi ích dựa trên vị trí thực tế trong khu vực (lợi lích miễn thuế, thủ tục đơn giản hóa).

Đặc khu kinh tế là tên gọi phổ biến nhưng có những khu kinh tế không mang tên gọi chính thức này mà vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do. Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v…

Xem Thêm  Lời chúc ngày 22/12 hay, STT ngày Quân đội nhân dân Việt Nam

Các đặc khu kinh tế xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào cuối những năm 1950 tại các nước công nghiệp. Đầu tiên là ở sân bay Shannon ở Clare, Ireland.

Các biện pháp khuyến khích để thu hút đầu tư vào đặc khu kinh tế bao gồm:

– Xây dựng một môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư như là miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập chính sách linh hoạt về lao động.

– Có cơ sở hạ tầng thuận lợi, xây dựng môi trường và điều kiện sống lý tưởng cho những người công tác trong khu kinh tế như là đầu tư nâng cấp các dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế hiện đại, khu vui chơi giải trí hiện đại và sang trọng.

– Đặc khu kinh tế thường xây dựng ở những vị trí chiến lược, gắn liền với cảng biển, cảng hàng không quốc tế,…

– Bên cạnh đó, còn có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt khác.

Lợi ích của đặc khu kinh tế

Các đặc khu kinh tế được xây dựng giúp thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế thông qua tăng trưởng bền vững. Các lợi ích cơ bản của đặc khu kinh tế bao gồm:

– Tạo ra việc làm

– Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

– Phát triển cơ sở hạ tầng

– …v.v.

Đặc khu kinh tế có khác gì so với các khu công nghiệp thông thường?

Nội dungĐặc khu kinh tếKhu kinh tế – Công nghiệp
Chức năngĐa dạngSản xuất – Chế biến
Thời gian thuê đấtTối đa 99 nămTối đa 50 năm
Thuế thu nhập cá nhân
  • Miễn thuế TNCN trong 5 năm.
  • Giảm 50% thuế TNCN trong các năm tiếp theo
Theo luật định
Thuế thu nhập doanh nghiệp10% trong 30 năm20% (Ưu đãi về thuế tùy theo chính sách của từng địa phương)
Tổ chức chính quyền
  • Không có hội đồng Nhân dân
  • Trưởng đặc khu do thủ tướng bổ nhiệm
Ban quản lý Khu kinh tế – Khu công nghiệp trực thuộc tỉnh do UBND thành phố bổ nhiệm
Sở hữu nhà với người nước ngoài
  • Tự do mua bán nhà (với người có thời gian lao động trên 3 tháng)
  • Thời hạn vĩnh viễn (nhà ở biệt thự)
  • 99 năm với chung cư
Tối đa 50 năm
CasinoNgười Việt vào chơi CasinoNgười Việt chỉ chơi casino với các điều kiện trong thời gian thí điểm 3 năm
Xem Thêm  Cách xin nghỉ phép khéo léo thuyết phục nhất

Các đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Việt Nam có 3 đặc khu kinh tế bao gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, các đặc khu này theo dự kiến sẽ tạo nên một sức hút cực lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, ba đề án đặc khu kinh tế cần khoảng 70 tỉ USD (khoảng 1,57 triệu tỉ đồng), Vân Đồn cần 270 nghìn tỉ (2018-2030), Bắc Vân Phong 400 nghìn tỉ (2019-2025), và Phú Quốc 900 nghìn tỉ (2016-2030).

Đặc khu kinh tế là gì? Các đặc khu kinh tế lớn tại Việt Nam-2

Đặc khu kinh tế Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 22 tháng 5 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Khu kinh tế Phú Quốc chính thức được thành lập khi quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2013.

Theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức hợp và 5 sân gold. Dự kiến, Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu kinh tế vào năm 2020.

Đặc khu kinh tế Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh

Đặc khu kinh tế Vân Đồn được thành lập vào năm 2007, được xây dựng dựa trên mục tiêu trở thành trung tâm sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh.

Xem Thêm  Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu phi thuế quan và một khu thuế quan có diện tích rộng 2.200 km2 trong đó diện tích đất là 551,33 km2, vùng biển rộng 1620 km2.

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong được thành lập năm 2006, mục tiêu chính là trở thành một hạt nhân tăng trưởng kinh tế, trung tâm đô thị – công nghiệp – dịch vụ – du lịch của khu vực Nam Trung Bộ.

Khu kinh tế Bắc Vân Phong có diện tích hơn 1500 km2 trong đó phần biển rộng hơn 800 km2. Với lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT ra vào dễ dàng, giao thông thuận lợi do nằm trên giao lộ Bắc Nam và tây nguyên.

Trên đây là những thông tin về đặc khu kinh tế là gì và lợi ích của đặc khu kinh tế đối với quốc gia. Hi vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết. Thường xuyên truy cập Wiki Cách Làm để tìm hiểu những thông tin bổ ích nhé.

Bài Liên Quan: