CSR là gì? Cách truyền thông CSR hiệu quả

Mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, nhận được tình cảm từ khách hàng, cộng đồng thì trước hết cần có các hoạt động CSR thiết thực. Vậy CSR là gì? Trách nhiệm xã hội là gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

CSR là gì?

CSR là gì? Cách truyền thông CSR hiệu quả-1

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là cam kết của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cho cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là:

– Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty

– Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

– Chống tham nhũng

– Bảo vệ môi trường

– Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động

– Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo

– Vì lợi ích cộng đồng.

CSR được xem như một chiến lược của doanh nghiệp, nó trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển để mang lại giá trị lợi ích thiết thực cho xã hội.

Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp

SCR có tầm quan trọng rất lớn đối với 2 loại hình doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp truyền thống, nó giúp các doanh nghiệp này mang lại nhiều lợi ích to lớn như là:

CSR là gì? Cách truyền thông CSR hiệu quả-2

Giúp doanh nghiệp ngăn chặn hiện tượng phân nhánh tài chính. Khi doanh nghiệp tuân thủ theo các điều khoản của pháp luật quốc gia và quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi sự chú ý, giám sát của các nhà quản lý và giảm thiểu các chi phí pháp lý khác.

Xem Thêm  TOP 8 trang web anime của Nhật hay nhất năm 2022

Giúp duy trì sự trung thành của nhân viên. Trách nhiệm chính của một doanh nghiệp là đối xử công bằng, rộng lượng với các nhân viên bằng cách ổn định việc làm cho nhân viên, khuyến khích chuyên môn hóa và lập ra những quy chuẩn đạo đức trong doanh nghiệp.

Giúp duy trì hình ảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp bằng cách tăng nhận thức của người dùng, nhiều lĩnh vực kinh doanh thậm chí có thể tăng sự tín nhiệm cộng đồng dựa trên việc cung cấp những bằng chứng hữu hình về hoạt động của mình như là:

+ Giảm thiếu chất thải, tái chế, giảm hàm lượng carbon trong khí quyển,… Sản xuất hoặc sử dụng những sản phẩm bền vững, giảm thiểu hao tốn năng lượng và tiên phong trong bảo vệ môi trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí của những khách hàng khó tính nhất.

+ Thực hiện các hoạt động từ thiện cộng đồng, chung tay xóa đói giảm nghèo, giúp các bệnh nhân tại các vùng dịch bệnh, hỗ trợ nhân đạo cho những nơi vừa bị thiên tai tàn phá. Với những việc làm này, doanh nghiệp sẽ tạo được thiện cảm trong tâm trí khách hàng.

+ Doanh nghiệp tham gia vào các dự án cộng đồng địa phương bằng các hình thức như quyên góp tài chính, phong trào công sở, kết nối khách hàng với các lãnh đạo dự án, xúc tiến dự án hoặc gây quỹ cho dự án CSR của doanh nghiệp.

5 cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp

CSR là gì? Cách truyền thông CSR hiệu quả-3

1. Tích cực truyền tải kiến thức chuyên môn đến xã hội

Chuyên môn được xem như là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để chia sẻ những kiến thức hữu ích đến cộng đồng cũng là một cách đóng góp cho xã hội. Một số hoạt động đóng góp chuyên môn như là: Công ty dinh dưỡng hướng dẫn cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu, cách chọ sản phẩm phù hợp với người bệnh; các doanh nghiệp y tế hướng dẫn những bài tập sức khỏe; các doanh nghiệp công nghệ khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo,… Những hoạt động chia sẻ kiến thức luôn được cộng đồng chào đón và nó luôn có giá trị đối với tất cả chúng ta.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách nuôi giống chó Leonberger, chó Sư Tư Đức

2. Có nhiều chính sách tốt cho nhân viên

Doanh nghiệp quảng bá việc chăm sóc tốt cho nhân viên vừa tạo được sự gắn kết đối với nhân viên vừa tạo cảm tình với xã hội về những chính sách của doanh nghiệp mình. Các chính quyền địa phương luôn hỗ trợ doanh nghiệp có những chính sách tốt với nhân viên khi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật.

Công ty bảo hiểm Manulife mang đến những cơ hội việc làm cho các vận động viên thể thao quá tuổi tham gia thi đấu đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt công chúng. Ngày nay, truyền thông xã hội có tầm ảnh hưởng lớn nên mỗi một chia sẻ của nhân viên về doanh nghiệp cũng được xem như một cách truyền thông mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

3. Các hoạt động hướng tới môi trường

Việc thân thiện với môi trường chính là mục tiêu phát triển chung của nhân loại. Doanh nghiệp làm được điều này nghĩa là đã tạo nên sự khác biệt với đối thủ, nhận được sự yêu quý từ cộng đồng, khách hàng. Những chủ đề về tình yêu dành cho mẹ thiên nhiên luôn tạo cho người ta nguồn cảm hứng vĩnh cửu cũng như trách nhiệm xã hội với môi trường chưa bao giờ là dư thừa.

Công ty bia Việt Nam nổi tiếng với chuỗi hoạt động về an ninh nước: “Một phút tiết kiệm”, “Đem nước sạch về vùng xa”… Các ý tưởng như góp phần giảm thiểu khí thải, làm sạch đường phố, tiết kiệm nước,… đều có thể trở thành CSR chạm đến trái tim.

4. Nhạy cảm đối với các vấn đề xã hội tại địa phương kinh doanh

Trong bối cảnh nước ta đã xảy ra vô số trường hợp tai nạn giao thông do uống quá nhiều bia rượu mà vẫn điều khiển xe, Heineken đã tổ chức một chương trình “Uống có trách nhiệm” để người dân ý thức được trách nhiệm của chính mình khi tham gia giao thông.

Chương trình “Use smart phone smartly” của Samsung đã khuyến khích mọi người sử dụng smartphone một cách thông minh khi hiện tượng lạm dụng smartphone ngày càng gia tăng.

Xem Thêm  Những câu slogan hài hước về team lớp, về tình yêu cuộc sống

Các chương trình CSR “nhạy cảm” luôn mở ra một cánh cửa cho bất cứ một doanh nghiệp nào, có khi là sự việc nổi lên ở địa phương đó hay về sự công bằng xã hội, bình đẳng giới tính,…

5. Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)

Việc công bố thường xuyên này nên được các doanh nghiệp coi trọng vì tầm quan trọng của nó cũng giống như các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chúng ta có thể nhận thấy các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng tới CSR như một phần trong thành công kinh doanh của họ.

Người ta thường tìm kiếm các CSR Report của các tập đoàn và nó tạo tầm ảnh hưởng rộng rãi, thúc đẩy tư duy kinh doanh biết đóng góp cho cộng đồng. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì tình cảm và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO về SCR

Vào năm 2010, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã phát hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện giúp các công ty thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Không giống với những tiêu chuẩn ISO khác, ISO 26000 cung cấp hướng dẫn thay vì yêu cầu, bởi bản chất của CSR là định tính hơn định lượng và các tiêu chuẩn của nó không thể được chứng nhận. Thay vào đó, ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội là gì và giúp các tổ chức chuyển các nguyên tắc CSR thành các hành động hiệu quả.

Những tiêu chuẩn này nhằm vào tất cả các loại hình tổ chức bất kể hoạt động, quy mô hay địa điểm của họ. Có nhiều bên liên quan chính từ khắp nơi trên thế giới đã góp phần phát triển ISO 26000, tiêu chuẩn này thể hiện sự đồng thuận quốc tế.

>>> Xem thêm: Affiliate marketing là gì? Các bước kiếm tiền từ affiliate marketing

Những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về CSR là gì, tầm quan trọng của CSR đối với doanh nghiệp và  những cách truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích. Cám ơn bạn đã theo dõi!

Bài Liên Quan: