Chuyển dạ là gì? Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả?

Với tâm lý hoang mang lo lắng chắc chắn các mẹ mới mang thai lần đầu sẽ không tránh khỏi các thiếu sót về kinh nghiệm lẫn kiến thức. Và đôi khi những điều đó lại trở nên thừa thải khi các cơn đau chuyển dạ đột ngột làm các mẹ chưa kịp chuẩn bị tâm lý càng thêm hồi hộp và khó khăn hơn cho ca sinh nở nữa. Thì hôm nay tindep.com sẽ giúp các mẹ tìm hiểu cũng như chuẩn bị thật kỹ những kiến thức trước khi vượt cạn. Vậy chuyển dạ là gì, phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả, bạn cùng tìm hiểu nhé!

Chuyển dạ là gì? Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả?-1

Chuyển dạ là gì?

  • Chuyển dạ là 1 quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung.
  • Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự. Với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý thật sự rất đáng sợ khi mà cường độ của chúng ngày càng tăng dần gần cuối thai kỳ, nhưng các mẹ cần phải thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý (cơn gò tử cung) và các cơn gò chuyển dạ.

Cơn gò tử cung (hay còn gọi là cơn gò Braxton-Hicks) là gì?

Gò tử cung là một trong những “báo động đỏ” cho thấy bạn sắp bắt đầu giai đoạn chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với tất cả các cơn gò. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ gặp một vài “báo động giả” nhưng y như thật đấy

  • Cơn gò Braxton-Hicks chỉ kéo dài khoảng 30 giây, nhưng khi 1 khi đã xuất hiện gò tử Braxton-Hicks sẽ khiến các cơ bắp cửa tử cung thắt chặt, thậm chí làm đông cứng bụng bầu của bạn.
  • Những cơn gò có thể xuất hiện 1-2 lần trong 60 phút hoặc chỉ xuất hiện vài lần 1 ngày hay có thể không thấy trong cả chu kỳ. Có mẹ bắt đầu nhận thấy cơn gò trong tuần thứ 16 của thai kỳ, nhưng cũng có mẹ phải đợi đến những tháng cuối cùng mới nhận thấy sự hiện diện của chúng.
  • Những cơn gò Braxton-Hicks thường gây khó chịu, có thể mạnh hơn cảm giác bị chuột rút và thường kéo dài hơn, nhưng lại không gây hại hay bất kỳ cảm giác đau đớn gì. Nó có thể xảy ra khi thai nhi chuyển động hoặc một người nào đó chạm vào bụng của mẹ hoặc nó cũng có thể được “kích hoạt” khi bàng quang đầy, sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hoặc bị mất nước.
  • Người ta hay gọi Braxton-Hicks là cơn gò chuyển dạ giả vì những cơn đau, tuy nhiên chúng không làm giãn cổ tử cung như những cơn gò chuyển dạ. Hầu hết các bác sĩ tin rằng cơn gò Braxton-Hicks giúp làm săn chắc cơ tử cung và thúc đẩy lưu lượng máu đến nhau thai.
  • Hầu hết các bác sĩ cho biết mặc dù nhiều mẹ miêu tả cơn gò Braxton-Hicks khiến họ rất đau đớn, nhưng đa phần họ đều mang thau lần đầu, chưa biết “đau như đau đẻ” là như thế nào vì vậy nhận xét đó còn rất chủ quan. Lo âu là một trong các nhân tố đóng góp vào cường độ cơn đau mà mẹ có thể cảm thấy. Hãy chắc chắn mẹ nghỉ ngơi đầy đủ trong suốt thai kỳ và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống vì lợi ích của cả mẹ và bé.
Xem Thêm  Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Phân biệt cơn đau chuyển dạ và cơn đau chuyển dạ giả:

Tuy không xảy ra với tất cả nhưng với rất nhiều mẹ bầu lại gặp phải những cơn gò Braxton-Hicks này. Ngoài ra các cơn đau chuyển dạ cũng tùy các mẹ có những cảm nhận khác nhau, và đương nhiên không phải mẹ nào cũng có tất cả những dấu hiệu, phản ứng này. Vậy nên để tánh những lo lắng không đáng có, các mẹ bầu nên hiểu và phân biệt được qua các đặc điểm nhận dạng sau nhé:

Dấu hiệu của cơn gò sinh lý Braxton-Hicks:

  • Những cơn gò này thường không gây đau đớn.
  • Không xảy ra đều đặn, nhiều nhất có thể diễn ra 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần/ ngày
  • Cơn gò Braxton-hicks không thể dự đoán trước và không có “nhịp điệu”, có xu hướng biến mất khi bạn đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí.

Dấu hiệu của cơn đau chuyển dạ:  

  • Cơn đau chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, đau bụng chuyển dạ gây căng cơ ở vùng xương chậu.
  • Cơn đau chuyển dạ xảy ra nhịp dàng, đều đặn và có thể kéo dài 30 đến 70 giây (trung bình khoảng một phút). Một số dấu hiệu cho thấy mẹ đang gặp đau bụng chuyển dạ chứ không phải cơn gò Braxton-Hicks là đợt co thắt cách nhau 5-10 phút hoặt ít hơn, có nhiều hơn 5 cơn gò trong một giờ, đau liên tục, thường xuyên ở lưng hoặc bụng dưới, căng cơ ở xương chậu hoặc âm đạo, cảm giác như đau bụng kinh hoặc đau bụng tiêu chảy, chảy máu, chảy dịch lỏng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn, cơn đau chuyển dạ khiến một số mẹ bị đau lườn hoặc đau đùi.
Xem Thêm  Cách sơ cứu khi bé bị bỏng nước sôi

Chuyển dạ là gì? Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả?-2

Cần phải làm gì để giảm bớt khó chịu khi đau chuyển dạ và đau gò sinh lý Braxton-Hicks: 

Khi đau chuyển dạ hay đau gò sinh lý Braxton-Hicks, các mẹ sẽ không tránh khỏi những lo lắng, đau đớn và không biết phải làm gì để những cơn đau đó biến mất hoặc giảm bớt đi thì các mẹ hãy tham khảo và áp dụng 1 trong những cách này xem sao nhé:

  • Đi bộ hoặc thay đổi vị trí. Đây chính là 1 phương pháp giúp mẹ nhận biết cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý, nếu mẹ thay đổi vị trí và thấy đỡ hoặc hết đau, đó chỉ là cơn gò Braxton-Hicks, còn ngược lại mẹ chuẩn bị tâm lý để đón bé yêu mình ngay nhé.
  • Cố gắng ngủ một vài giấc ngủ ngắn trong ngày, nghỉ ngơi, ăn uống chút gì đó hoặc massage thư giãn.
  • Ngoài ra, theo các chuyên gia, tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn cũng như làm dịu tử cung. Nhưng các mẹ nhớ chỉ tắm nước hơi ấm thôi nhé, chứ đừng dùng nước quá nóng vì lợi ích của bé.
  • Bất kỳ cơn đau ở 1 bên bụng cũng chưa chắc là cơn gò chuyển dạ, đây còn được gọi là đau dây chằng tròn và nó sẽ lan xuống vùng háng. Để giảm bớt những cơn đau, mẹ hãy thử thay đổi vị trí hoặc mức độ hoạt động.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước mỗi ngày vì điều này thực sự quan trọng quyết định mẹ có hay không gặp khó chịu với cơn gò sinh lý trong khi mang thai.
  • Giữ bình tĩnh: Chú ý cảm giác ở bụng của mẹ khi cơn gò Braxton Hicks đầu tiên xuất hiện, 1 sốmẹ nhận ra đó là những cơn co thắt sinh lý và hiểu điều gì đang xảy ra ngay sau khi cảm nhận thấy chúng. Nhưng với những mẹ mang thai lần đầu, có thể sẽ không biết mình nên chú ý điều gì, nhận biết cơn gò sinh lý như thế nào. Vậy nên 1 gợi ý cho mẹ là hãy đặt nhẹ tay lên bụng khi một trong những cơn co thắt diễn ra, khi mẹ chạm vào bụng sẽ có cảm giác như chạm vào mặt trống căng và nó sẽ qua trong vòng vài giây. Cố gắng kiểm soát hơi thở và thay đổi vị trí hoặc uống một chút nước cho đến khi cơn gò sinh lý kết thúc.
Xem Thêm  Bí quyết chữa bệnh bằng thuốc nam an toàn mà hiệu quả nhất

Trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, chắ chắn những cơn đau, những cơn co thắt sẽ tăng dần và thường xuyên hơn, bởi khi này cổ tử cung mẹ sẽ thay đổi rất nhiều nên cần được theo dõi trực tiếp và thường xuyên hơn  từ các bác sĩ. Bên cạnh đó với những kiến thức hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp tốt cho các mẹ sẽ biết cách phân biệt giữa đau chuyển dạ hay chỉ đau gò sinh lý Braxton-Hicks để sẵn sàng chuẩn bị tâm lý đón đứa con yêu mình chào đời nhé. Chúc các mẹ mẹ tròn con vuông!

Bài Liên Quan: